Trong lĩnh vực toán học và vật lý, thuyết hỗn mang mô tả những hệ tuyến tính hoặc phi tuyến (trong một số điều kiện) thể hiện hiện tượng hỗn loạn, đặc trưng bởi tính chất nhạy cảm với với điều kiện ban đầu (xem hiệu ứng cánh bướm). Với đặc tính này, những biến đổi quan sát được của các hệ thống vật lý có biểu hiện hỗn loạn trông có vẻ ngẫu nhiên, dù mô hình mô tả của hệ thống là 'xác định' theo nghĩa là được định nghĩa chính xác và không chứa những tham số ngẫu nhiên. Một vài ví dụ của những hệ thống như vậy là khí quyển trái đất, hệ mặt trời, kiến tạo học, đối lưu chất lỏng, kinh tế, tăng trưởng dân số.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Đặc biệt là Hiệu ứng cánh bướm
Trích:
Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thuyết này cũng hay nhỉ! Nhớ có lần xem phim Mỹ, tên tội phạm giết người hàng loạt, lúc đầu cảnh sát điều tra thấy có vẻ ngẫu nhiên, nhưng cuối cùng đã tìm ra được quy luật của hắn.