Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > ..::Gia Đình::.. > Chuyện trẻ thơ

Chuyện trẻ thơ Nơi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy thiên thần nhỏ và các câu chuyện liên quan

Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi

Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi

this thread has 0 replies and has been viewed 102622 times

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 16-04-2009, 12:44 PM   #1
Hồ sơ
nhk
Đóng cửa - Thiền định.
 
Tham gia ngày: May 2005
Số bài viết: 872
Tiền: 25
Thanks: 234
Thanked 858 Times in 267 Posts
nhk đã tắt điểm góp phần
Default Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi

Đọc cái này trên vnexpress thấy hay mà chưa có thời gian đọc hết và lo không nhớ cái link khi có thời gian.

Gởi vào đây để mọi người tham khảo.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]



Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: Hoàng Hà. Dành thật nhiều thời gian để cùng chơi với con, lồng yếu tố cảm xúc và các định hướng vào trò chơi... là những lời khuyên mà các chuyên gia của trường Mầm non Hoàng Gia nhấn mạnh trong buổi tư vấn trực tuyến chiều 13/5.
- Con em 17 tháng rưỡi thì nên chơi trò gì để giúp trẻ thông minh? (Nguyễn Thị Lương, 30 tuổi, 507A Khu TT Thanh Xuân Bắc-Thanh Xuân-Hà Nội)
- PGS. Nguyễn Công Khanh: Từ 18 đến 30 tháng tuổi là giai đoạn tối ưu cho sự phát triển ngôn ngữ. Trẻ cần được nghe, tập nói nhiều như có thể. Các trò chơi thích hợp với bé là những trò kích hoạt ngôn ngữ nói, ngôn ngữ nghe và các đồ vật có nhiều màu sắc. Chẳng hạn, giúp trẻ nhận biết con búp bê mặc váy màu gì, đi giày màu gì, đeo nhẫn màu gì, những búp bê nào đi giày giống nhau, mặc váy giống nhau; trò chơi so sánh các hình dạng, kích thước lớn bé, trên dưới, trong ngoài...; trò chơi chọn các quả bóng có 2 màu tương phản (ví dụ xanh đỏ, một màu bị giấu đi, hỏi trẻ màu bị giấu đi là màu gì). Tất cả những trò chơi này đều kích hoạt khả năng tập trung chú ý, khả năng tư duy, phân loại. Một số trò chơi khác bao gồm đọc thơ, thi hát, thi chạy đều tốt cho trẻ.
- Con trai tôi 5 tuổi rưỡi, chuẩn bị vào lớp 1. Cháu đã đọc được, viết được nhưng rất hay chú ý đến việc của người lớn và hay nói leo lúc người lớn nói chuyện. Xin cho tôi biết vào những lúc đó, tôi phải hướng con vào những trò chơi gì để cháu bỏ được tính nói leo? (Nguyễn Thị Trương, 43 tuổi, 220/202A -Lê Văn Sỹ - P.14-q.3)
Thạc sĩ Trần Văn Tiính.ThS Trần Văn Tính: Hiện tượng nói leo ở trẻ cũng thường gặp bởi vì ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao lưu rất lớn và muốn người khác quan tâm. Nói leo là cách để trẻ thỏa mãn nhu cầu của mình và cũng là một con đường để học cách nói, cách diễn đạt. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc giao tiếp thì chúng ta thường không chấp nhận việc nói leo của trẻ. Chúng ta cần ứng xử hợp lý với hiện tượng nói leo này.

Thứ nhất, bạn có thể quay sang trả lời con và đề nghị con trì hoãn lại việc mà trẻ đang muốn nói. Thứ hai, bạn có thể cùng với con có một thỏa thuận khi nào thì con có thể hỏi mẹ và khi nào thì mẹ có thể trả lời con. Thỏa thuận này được thực hiện vào những lúc chỉ có hai mẹ con ngồi với nhau.
Ở chừng mực nào đó, chị có thể thỏa mãn một số câu hỏi của con ngay khi đang nói chuyện với ai đó. Nếu không, bạn sẽ làm thui chột đi những câu hỏi, ý kiến của trẻ xuất hiện tại thời điểm đó. Để tạo điều kiện thuận lợi cho con phát triển trí thông minh mà vẫn đảm bảo những nguyên tắc giao tiếp xã hội, các ông bố bà mẹ phải là những người thông minh để tìm phương pháp phù hợp nhất.
- Con em 5 tuổi nhưng vẫn chưa biết mặt chữ và số dù vợ chồng em đã tìm đủ cách để cháu vừa chơi vừa học. Trong lúc chơi, cháu có thể nhớ nhưng chỉ sau vài phút lại quên. Cháu rất mất tập trung và không chơi một trò nào quá 5 phút, trừ việc xem đĩa siêu nhân và hoạt hình. Cháu rất sợ đi học, mỗi lần đến trường là nôn trớ và căng thẳng. Em có hỏi chuyện ở lớp nhưng không bao giờ cháu nói. Cô giáo thì bảo cháu ngoan và bình thường, nhưng gần đây hay nhắc em rèn cháu học vì không theo kịp bạn bè. Em cần làm gì để cháu tập trung, nhớ những gì đã được học? (Trương Thị Vân Hạnh)
PGS Nguyễn Công Khanh: Nôn trớ, căng thẳng khi tới trường là những phản ứng có nguyên nhân từ sự không thích đến trường, sợ đi học. Đây có thể là một cái vòng lẩn quẩn. Có thể chính từ những bài học không mấy hứng thú hoặc chán ngắt liên quan đến nhận mặt chữ, mặt số mà bé không theo kịp. Bé bị cô nhắc nhở nên dần mất tự tin và không thích thú. Nếu điều này thường xuyên xảy ra mà bé lại không tìm được niềm vui nào khác khi đến trường, khi chơi cùng bạn, không có sự động viên thì sẽ dần hình thành sự ám ảnh “mình không có khả năng”, “mình không có giá trị” và dẫn tới sợ học.
Người lớn cần thay đổi phương pháp chơi với trẻ, bắt đầu từ những gì trẻ thích hoặc đã có chút kinh nghiệm, chẳng hạn trò chơi siêu nhân: Vẽ hoặc dùng tranh, hình siêu nhân, vật tưởng tượng là siêu nhân… Có 2, 3 hay 4 siêu nhân (để trẻ có hứng thú làm quen với các biểu tượng con số, mỗi siêu nhân có một mật mã là các con số). Từng siêu nhân này được trẻ đặt tên (viết tên siêu nhân, gồm mấy chữ cái, bắt đầu từ chữ nào..). Lúc này, bài học chữ cái được chuyển thành trò chơi, trẻ phải nhớ tên siêu nhân bằng một chữ cái đầu/cuối… coi là mật mã. Chính điều này giúp trẻ tập trung nhớ tốt hơn, nhận mặt chữ cái nhanh hơn rất nhiều lần so với phương pháp chỉ từng chữ cái cho trẻ học thuộc. Cũng có thể hỏi siêu nhân có đặc điểm gì (mặc áo màu gì, thích ăn gì… để buộc trẻ tập trung chú ý mà không cảm thấy bị áp đặt, bị nhắc nhở). Cứ như vậy, thông qua trò chơi để học.
- Con tôi 5 tuổi, rất thích chơi vẽ tranh, tô màu, tô tượng nhưng chỉ chơi một chút là lại chán. Những trò chơi như vậy có phát huy được trí thông minh hay không. (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 30 tuổi, 149/95/18A Trịnh Đình Trọng, Phú Trung, Tân Phú)
Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa.TS. Đinh Thị Kim Thoa: Chơi vẽ tranh và tô màu là một hoạt động tạo hình rất phù hợp với lứa tuổi mầm non vì thông qua đó, trẻ có thể phát triển khả năng sáng tạo, phát triển những ý tưởng và thể hiện hiểu biết của mình. Ngoài ra, thông qua hoạt động này, trẻ còn phát triển thế giới cảm xúc và tích cực hóa quá trình tư duy. Tuy nhiên, để cháu có thể kiên trì hơn với việc vẽ tranh, tô màu, trẻ cũng cần có người động viên khích lệ, tạo hứng thú. Nói cách khác, trẻ cũng cần có người bên cạnh để cùng hoạt động, chia sẻ và ghi nhận mỗi bước thành công của bé.

- Con trai tôi gần 19 tháng, vừa được chẩn đoán là có nguy cơ tự kỷ khá cao. Tôi muốn biết có những trò chơi gì để cải thiện, giúp cháu vượt qua được căn bệnh này? (Thu Hà, 28 tuổi, Hoàng Quốc Việt)
Ông Khanh đang suy nghĩ về câu hỏi.PGS Nguyễn Công Khanh: Trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không thích tiếp xúc với người khác, thích chơi một mình... Có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể xuất phát từ sự nghèo các kỹ năng giao tiếp xã hội, ít được tiếp xúc. Do vậy, điều quan trọng nhất là giúp trẻ giao tiếp bằng mắt, sử dụng các tình huống chơi đóng vai, chơi nhóm để kích hoạt. Tuy nhiên, trước đó bạn cần gặp gỡ các chuyên gia tâm lý để chẩn đoán mức độ tự kỷ và được tư vấn các phương pháp cụ thể.

Chị có thể giúp trẻ chơi các trò nặn tượng, tô màu. Các trò chơi vận động cùng con cũng giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp. Có thể dùng những tranh màu, biểu tượng con vật, các con vật bằng nhựa để chơi các trò quan sát. Yêu cầu trẻ xem xét những con vật nào xuất hiện hoặc bị lấy đi trong một nhóm từ 3-4 cho đến 5-6 con vật. Mỗi khi trẻ làm được, cần có những phần thưởng, như những đồ trẻ thích, bánh, nước cam, đồ chơi... Cha mẹ phải kiên trì và dành thật nhiều thời gian chơi với trẻ, có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia tâm lý mới mong giúp trẻ khắc phục căn bệnh này.
- Con gái tôi 1 tuổi rưỡi. Tôi không biết chọn đồ chơi gì vì cháu hay cho vào mồm gặm, mà đồ chơi bằng nhựa thì toàn đồ Trung Quốc, bằng gỗ cháu gặm sơn dính hết vào mồm. Xin hỏi tôi có thể mua những đồ chơi gì và chơi trò gì với cháu? (Hoàng Thị Định, 25 tuổi, Hà Nội).
ThS Trần Văn Tính: Gia đình nên quan tâm tới những đồ chơi có xuất xứ. Hiện nay trên thị trường có một số đồ chơi không rõ xuất xứ và nhiều chất độc, sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nên chú ý đến độ tuổi để chọn đồ chơi cho phù hợp. Nếu đồ chơi quá dễ hoặc quá khó sẽ làm trẻ chán, không hứng thú.
Nên cho trẻ chơi các trò chơi, bài tập chơi phát triển được trí thông minh, trí sáng tạo, hình thành xúc cảm và các kỹ năng xã hội. Con chị 1 tuổi rưỡi thì có thể cho bé phân biệt các màu sắc khác nhau, tìm các màu sắc giống nhau trên đồ chơi và đồ vật xung quanh; hoặc chơi xếp hình, tìm những chi tiết như tìm mắt, mũi, tay, chân, tóc... của búp bê. Khi trẻ lớn hơn, có thể tập cho cháu kể các câu chuyện về con búp bê đó và giải thích tại sao cho bố mẹ biết. Điều này giúp trẻ sáng tạo hơn và có các kỹ năng xã hội tốt hơn. Khi chơi với trẻ, cần tránh áp đặt, khuyến khích nhiều hơn để giúp trẻ tìm thấy hứng thú, sự say mê, cho trẻ sáng tạo theo suy nghĩ của mình. Người lớn nên là người hướng dẫn, định hướng cách chơi chứ không phải bảo trẻ phải chơi như thế nào.
- Con trai tôi 2,5 tuổi, bình thường cũng ngoan ngoãn, sử dụng ngôn ngữ tốt. Nhưng thỉnh thoảng cháu đập phá đồ chơi, đánh bố mẹ hoặc bà dù không ai làm gì cháu cả. Vậy có phải con tôi mắc bệnh tự kỷ không? (Thu Trang, 27 tuổi, Hải Phòng)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Chưa thể nói là cháu mắc bệnh nếu như chỉ căn cứ vào những gì chị nói. Dấu hiệu quan trọng nhất của tự kỷ là sự mất giao tiếp bằng mắt. Nếu giao tiếp bằng mắt của cháu bình thường thì không thể nói cháu bị bệnh. Hiện tượng cháu thỉnh thoảng đập phá đồ chơi hoặc đánh người khác là do cháu chưa được dạy nhiều cách thức thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình.
Để tránh hiện tượng này, chị có thể dạy cháu một số cách mà trong tình huống ấy có thể sử dụng thay thế. Thí dụ, bé định giơ tay (chuẩn bị đánh ai đó), chị dừng ngay hành vi ấy và cầm tay bé, vuốt lên mặt mình và nói: "Con yêu mẹ". Việc làm này là chúng ta đang chuyển hành vi không mong muốn của đứa trẻ sang hành vi mà chúng ta kỳ vọng. Cứ nhiều lần như vậy, bé sẽ dần dần mất đi những hành vi cũ và hình thành những hành vi mới. Đặc biệt, chị phải cảm nhận rất tốt về những tình huống có thể dẫn đến hành vi ấy để kịp thời ngăn chặn trước khi bé thực hiện.
- Bé nhà em được 15 tháng, nói được nhiều từ và cũng hay bắt chước cha mẹ. Ba cháu cũng hay dạy cháu hát, đọc thơ, đếm số. Vậy em có thể cho cháu chơi những trò chơi gì phù hợp? (Vũ Thị Lam, 30 tuổi, 776 H16 tập thể Tân Mai).
ThS Trần Văn Tính: 15 tháng tuổi mà đã nói được nhiều từ (một câu 3-4 từ trở lên) là cháu phát triển sớm về ngôn ngữ. Điều này rất tốt để phát triển trí tuệ. Nếu bố mẹ chơi với con nhiều sẽ giúp con thông minh hơn. Những trò chơi thích hợp ở độ tuổi này là chi chi chành chành, tập tìm các đồ vật bị giấu, nhận biết, phân biệt màu sắc của đồ vật, nhận biết về âm thanh, tập nhìn các khuôn mặt có biểu cảm khác nhau, nhận thức và gọi tên các cảm xúc đó. Bạn có thể tập cho bé thể hiện cảm xúc trên các khuôn mặt đó (với những bé thông minh). Cha mẹ cũng biểu diễn các cảm xúc đó cho con bắt chước. Về kỹ năng xã hội, nên tương tác với bé nhiều hơn như nói chuyện, cho bé giao tiếp với bạn bè thông qua các trò chơi, dạy cho trẻ cách chào hỏi trong các hoàn cảnh khác nhau...
- Con gái tôi 21 tháng tuổi, rất thích vẽ tranh, thường bắt bố mẹ vẽ tranh cho xem. Ở độ tuổi này liệu cháu có thể phân biệt được màu sắc chưa? (Duy Thành, 30 tuổi, Hải Phòng)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Trẻ 21 tháng tuổi có thể phân biệt một số màu cơ bản nếu được dạy dỗ. Đây cũng là giai đoạn phát triển ngôn ngữ thông qua thế giới đồ vật, mà màu sắc là một trong những thuộc tính của vật. Khi cho con chơi với đồ vật, chúng ta cung cấp vốn từ cộng với biểu tượng màu. Tuy nhiên, anh chỉ nên cho con làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần. Không nên cho con làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt. Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.
Ngoài ra, anh chị có thể cho cháu làm quen với bút có màu thể hiện trên tranh vẽ, hỏi trẻ thích màu gì để chọn bút theo màu đó. Nếu như trẻ nhầm lẫn thì bạn không nên để quá nhiều màu trong một hộp vì sự lựa chọn như vậy sẽ khó hơn với bé. Số màu chỉ tăng dần khi anh chị biết được mức phát triển của cháu thế nào.
- Gần đây tôi được biết có một số phần mềm giúp trẻ chơi và học trên máy tính của công ty Edusoft. Tôi mua và cùng chơi với cháu, thấy rất hay và hấp dẫn. Nhưng tôi muốn hỏi về góc độ khoa học, cho trẻ nhỏ học và chơi trên máy tính như vậy có phù hợp hay không? (Nguyen Hong Hanh, 31 tuổi, TP. HCM)
PGS Nguyễn Công Khanh: Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ sự phát triển trí tuệ, chẳng hạn Quả táo màu nhiệm, Smartkid... Xét về góc độ nào đó, chúng giúp trẻ kích hoạt tư duy. Tuy nhiên, cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng vì khi chơi các phần mềm, trẻ bị hút vào màn hình, từ chối các giao tiếp xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của trẻ. Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy trẻ chơi phần mềm nhiều có nguy cơ tự kỷ, nhút nhát. Tất cả các phần mềm chỉ hỗ trợ thao tác tư duy, không hỗ trợ các giao tiếp xã hội, không kích hoạt nhiều trí tuệ cảm xúc, không dạy trẻ cách hợp tác, chia sẻ, đồng cảm... Do vậy, đối với trẻ dưới 3 tuổi, tuyệt đối không nên xem TV, không nên xem hoạt hình hay chơi các trò chơi điện tử trong phần mềm quá 15 phút mỗi ngày.
Vấn đề là cha mẹ phải kiểm soát trẻ, cùng chơi với trẻ trên một số phần mềm. Điều này sẽ lợi hơn rất nhiều vì cha mẹ có thể dừng cuộc chơi, đặt các câu hỏi kích hoạt giao tiếp xã hội, mở rộng cho trẻ sáng tạo, căn cứ trên những hứng thú do trò chơi điện tử mang lại. Cha mẹ cũng cần được các chuyên gia tư vấn chơi vào thời điểm nào, chơi như thế nào sẽ lợi nhất cho sự phát triển trí thông minh, trí sáng tạo, trí tuệ cảm xúc.
- Những loại trò chơi nào tốt cho trẻ, chẳng hạn như đọc truyện cổ tích, xem truyện tranh, chơi xếp hình hay chơi game trên máy tính...? Tiến sĩ có thể liệt kê theo thứ tự ưu tiên không? Tôi cũng mong được biết độ tuổi nào thì nên chơi trò nào? (Phan Thanh Nhàn)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Về nguyên tắc, mọi việc chị kể đều rất tốt cho trẻ thơ. Nhưng điều cần nói là chúng ta phải sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả, để nó có ý nghĩa nhiều nhất đối với trẻ. Thứ nữa, cần luân phiên các hoạt động khác nhau để chống nhàm chán, tạo hứng thú cho trẻ. Riêng trò chơi điện tử, nếu có giới hạn về thời gian thì được, nếu quá thì sẽ hại đến thị lực và thậm chí cả khả năng ngôn ngữ.
Với đọc truyện kết hợp tranh ảnh (đơn giản), chị có thể bắt đầu từ tuổi lên hai. Xếp hình có thể đan xen; sau này hãy đến trò chơi điện tử (kiểm soát thời gian và nội dung phù hợp).
- Con em 18 tháng tuổi. Em muốn cho cháu đi nhà trẻ để có môi trường bạn bè. Xin cho biết cách để cháu đi nhà trẻ mà không khóc. (Thao Nguyen, 27 tuổi, 82 Chùa Hà - Ha Nội)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Sự thích nghi với môi trường mới không giống nhau ở mọi trẻ. Với những trẻ dễ thích nghi thì việc thay đổi môi trường sẽ không khó khăn lắm. Còn có một số trẻ quả thực khá khó khăn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những cách để giúp con thích nghi tốt nhất với một môi trường mới. Thứ nhất, chuẩn bị tâm thế cho con: Kể cho con về những gì tốt đẹp ở nhà trường về những niềm vui về bạn bè, về cô giáo, về những đồ chơi, trò chơi ... Thứ hai, không được dọa trẻ rằng nếu hư thì cho đến trường, ngoan thì sẽ cho ở nhà. Điều đó sẽ củng cố nỗi sợ hãi ở trẻ khi phải đi học. Thứ ba, chị hãy trao đổi với cô giáo về đặc điểm của con mình để cô có thể giúp đỡ thêm. Thứ tư, nếu cháu có khóc những ngày đầu thì anh chị cố gắng vượt qua, đừng vì thế mà lại để cháu ở nhà.
- Con trai tôi 9 tuổi, rất hiếu động, thích đọc sách và chơi games. Xin các anh chị tư vấn giúp ở tuổi của cháu thì chơi những trò gì giúp phát triển được trí thông minh? (Nguyễn Hà Anh, 33 tuổi, Điện Biên Phủ)
ThS Trần Văn Tính: Bé trai 9 tuổi thích đọc sách và chơi game là chuyện bình thường. Việc bé nghịch ngợm chạy nhảy cũng là bình thường. Còn nếu như trẻ hiếu động quá mức thì gia đình cần đưa đi kiểm tra ở các trung tâm (một số trẻ có biểu hiện bệnh lý tăng động, nhưng cha mẹ lại giải thích đó là sự hiếu động đơn giản).
Có nhiều trò chơi giúp bé phát triển trí thông minh như giúp trẻ suy luận đối nghịch (tìm những từ trái nghĩa, đồng nghĩa), suy luận logic theo các bức tranh, các câu chuyện, tập đánh giá, nhận xét với những câu chuyện bức tranh hay sản phẩm hay tình huống sự kiện nào đó (ví dụ khi bé đọc truyện Cô bé Lọ Lem, hỏi tại sao đến 12 giờ đêm mọi thứ đều biến mất mà chỉ đôi giày lại không biến mất). Những câu hỏi như vậy sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh. Cha mẹ cũng nên đặt ra các tình huống để con giải thích như tại sao mặt trời không phải màu xanh mà màu đỏ, tại sao cây cần phải tưới nước thì mới sống được...? Trò chơi xếp hình cũng giúp trẻ sáng tạo cao độ. Nên chọn đồ chơi gỗ vì có khả năng tạo hình tốt. Cho trẻ xếp các hình khác nhau theo chủ đề và giải thích, bảo vệ quan điểm của mình. Ví dụ như cho bé xếp các ngôi nhà ở thành phố, nông thôn, và yêu cầu trẻ giải thích tại sao lại làm như vậy. Cha mẹ cần khuyến khích, công nhận và động viên trẻ.
- Tôi có con 9 tuổi. Thường vợ chồng tôi vẫn gần gũi cháu, nhưng 1 năm trở lại đây cháu rất bướng bỉnh, khó bảo, phản ứng lại với những lời khuyên và khi mẹ nhờ làm việc gì thì không làm ngay mà đợi nhắc nhở liên tục. Mong các chuyên gia tư vấn để tôi có thể nuôi dạy con tốt hơn. (Đặng Hưng Long)
PGS Nguyễn Công Khanh: Con của chị đang ở giai đoan tiền dậy thì, thích làm mọi thứ theo ý mình. Trẻ ở giai đoạn này thích độc lập, chuyển hướng chú ý đến bạn bè và không thích bị cha mẹ áp đặt… Tốt nhất là cha mẹ cần nói chuyện với con, tìm hiểu nguyên nhân, mong muốn của trẻ, rồi cùng trẻ trao đổi để đi đến một kế hoạch thực hiện các công việc theo ngày, theo tuần và lập cam kết nếu thực hiện tốt sẽ có các phần thưởng.
- Con gái tôi 33 tháng, chỉ thích ra ngoài đường chơi, không thích ngồi yên một chỗ, không hứng thú nghe đọc chuyện lắm. Có phải cháu không tập trung? Làm thế nào để cháu phát triển trí tuệ toàn diện? (Ngo Thuy Lan, 33 tuổi, HCM)
PGS Nguyễn Công Khanh: Trẻ 2-3 tuổi được coi là những "vận động viên chuyên nghiệp", luôn thích vận động chân tay, chạy nhảy không ngừng nghỉ. Việc yêu cầu trẻ ngồi yên nghe đọc truyện, nghe cô giải thích, học chữ cái là điều rất khó khăn, dễ nhàm chán. Con của chị thích ra ngoài chơi, chị nên tận dụng để trẻ được tham gia các chuyến đi dã ngoại, đi siêu thị, đến viện bảo tàng, công viên. Chị có thể bày cho trẻ cách quan sát, đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ, chẳng hạn câu hỏi cái gì, như thế nào, tại sao. Hãy hỏi theo con là thế nào, rồi sau đó có thể giúp trẻ giải thích hoặc vờ trả lời sai, để xem trẻ có phản ứng điều chỉnh câu trả lời như thế nào.
Tìm mọi cách định hướng, gợi ý, để trẻ phát hiện những cảm xúc xuất hiện và nói ra những cảm xúc ấy. Dùng những cảm xúc ấy để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ quan sát, phát hiện những điều kỳ diệu của tự nhiên, chẳng hạn ngọn cỏ trông như thế nào sau cơn mưa; những con thú trông thế nào khi được bé cho ăn. Tận dụng những cuộc đi dạo để mẹ con cùng nói chuyện. Đó có thể là những câu chuyện không đầu không cuối, nhưng đầy xúc cảm, kích thích sự tưởng tượng, những liên tưởng tự do, chẳng hạn, "Con nhìn lá rơi, con thấy nó giống cái gì?"; "Con nhìn bông hoa, con tưởng tượng ra điều gì?", "Con nhìn trái cây non này, con cảm nhận thế nào?"... Bằng cách này, bạn giúp trẻ khám phá, trải nghiệm với thế giới xung quanh. Nhờ sự tương tác tích cực của cha mẹ, trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển trí tuệ toàn diện.
- Tôi có một cháu trai 4 tuổi, bình thường rất hiếu động, ham học hỏi, nhất là những cái mới. Nhưng tất cả đồ chơi cháu chỉ chơi một lúc là chán. Cháu nói ''Mẹ dạy con học đi'' nhưng chỉ được một lúc lại bảo ''Thôi con học xong rồi, mẹ cất đi mai con học tiếp''. Cháu thích nhất là xem quan họ và hát chèo, có thể xem nửa ngày và bắt chước những đoạn mà cháu thích. Cháu có thể nhớ một số tên vở chèo và nhân vật điển hình. Vậy con trai tôi có phải là người không kiên trì? Tôi có nên để cháu xem những gì cháu thích không? Có nên hướng cho cháu làm quen với nghệ thuật từ bây giờ? (Phan Hồng Lương)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Cháu mới 4 tuổi nên không thể đòi hỏi tập trung chú ý để làm một việc gì đó quá lâu. Hơn nữa trong khi chơi, chị có thể chưa biết cách duy trì hứng thú cho con nên con chóng chán và chuyển hướng. Chơi với trẻ là cả một nghệ thuật. Chị hoặc những người lớn trong gia đình tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm lý trẻ lứa tuổi này để chị biết cách tiếp cận hơn với cháu.
Về thiên hướng nghệ thuật của cháu, đó cũng là một biểu hiện đặc biệt. Chị hoàn toàn có thể phát triển cho cháu. Tuy nhiên, chị nên lồng một số mục đích dạy khác nữa khi cháu xem các đoạn ca nhạc này, thí dụ dạy về màu sắc, khả năng thể hiện cảm xúc, ngôn ngữ... Như vậy cháu vẫn được hoạt động trong lĩnh vực mình thích mà vẫn đảm bảo sự giáo dục toàn diện...
- Con trai tôi 19 tháng. Tôi thường mua các loại đồ chơi nhưng hầu như cháu không thích, thường chơi những thứ như vỏ chai, nắp chai, nghịch nước. Ở tuổi này, cần mua những loại đồ chơi gì để phát triển trí tuệ? (Le Mai Lan, 32 tuổi, To Hien Thanh)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Định hướng của trẻ trong việc lựa chọn đồ chơi thể hiện xu hướng phát triển theo cách mà trẻ mong muốn. Cháu của chị đã không thích chơi những đồ làm sẵn mà rất thích những đồ vật gần với cuộc sống, gần với thiên nhiên. Điều này đều có ý nghĩa đối với trẻ. Thực ra, đồ chơi sinh ra là để giúp cho trẻ an toàn hơn khi chơi so với đồ thật. Nếu các đồ vật xung quanh đảm bảo an toàn cho trẻ, chị vẫn có thể cho cháu chơi. Việc gần với thiên nhiên là điều tuyệt vời cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ có thể nghịch nước, chơi cát, nghịch bùn. Không nên sợ bẩn bởi vì thông qua những hoạt động với thiên nhiên này, đứa trẻ sẽ cảm nhận rất tốt về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Từ đó, trẻ có thể điều chỉnh hành vi, nhận thức cho phù hợp với thực tế.
Chị vẫn có thể mua các đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ nhưng cần có người chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi. Nếu trẻ chơi một mình, chắc chắn sẽ không được lâu. Còn nếu có người chơi cùng thì chị sẽ có thể phát triển các cách khác nhau với một đồ chơi, giá trị kinh tế và giáo dục sẽ cao hơn rất nhiều!
- Con trai tôi gần 3 tuổi, rất hiếu động, nghịch. Tôi không biết ở tuổi này thì chơi trò chơi gì giúp cháu thông minh hơn (cháu rất hay khóc và đòi mọi thứ xung quanh)? Ngoài ra cháu rất ích kỷ, có đồ chơi là không cho bạn cùng chơi, không cho những người cháu không thích vào nhà. (Nguyễn Hữu Thiệp)
PGS Nguyễn Công Khanh: 3 tuổi, não bộ đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là não trước. Đây là vùng não phụ trách tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm trước 3 tuổi, việc giáo dục chủ yếu tập trung vào việc dạy trẻ quan sát, ghi nhớ là chủ yếu, song từ 3 tuổi trở đi cần phải chuyển dần sang giáo dục tư duy, tức là khuyến khích trẻ tự suy nghĩ.
Vào thời kì này, phải cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi sự vận dụng đầu óc suy nghĩ. Thích hợp nhất những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tạo ra những cách chơi, cách khám phá mới, tạo ra đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi gồm các miếng gỗ dẹt hình tam giác, hình tròn, hình vuông bằng các màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng...) là rất bổ ích. Trẻ thường thích bộ đồ chơi này vì nó có thể xếp thành vô vàn những hình thù khác nhau, tạo ra “thế giới” theo cách suy nghĩ và kinh nghiệm của trẻ. Những miếng gỗ này có thể kích thích tư duy của trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, tập trung chú ý, suy nghĩ và tưởng tượng, sáng tạo... Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xếp thành tàu, xe, chim, vườn thú, công viên…
Trẻ 3 tuổi có đồ chơi thường giấu đi không cho bạn mượn, không cho những người trẻ không thích vào nhà... Đây là những biểu hiện thiếu kỹ năng tương tác nhóm, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Cha mẹ hãy tham gia các khoá học về phương pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội để biết cách chơi trò đóng vai, giải quyết tình huống, hợp tác nhóm sẽ giúp trẻ điều chỉnh hành vi tốt hơn.
- Con gái tôi 5 tuổi, tôi có nên cho cháu học tiếng Anh? Những trò chơi gì kích thích khả năng ''thông minh ngôn ngữ'' của cháu? (Nguyên Minh Phượng, 36 tuổi, 228, Thuỵ Khuê, HN)
ThS Trần Văn Tính: Cháu 5 tuổi, cho học tiếng Anh là cần thiết, tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau: Học tiếng Anh là quá trình tập nhiễm ngôn ngữ chứ không phải là học các cấu trúc ngữ pháp, câu cú, giống như trẻ người Việt học tiếng Việt một cách tự nhiên nhất. Nên tạo cho bé một môi trường thường xuyên sử dụng tiếng Anh. Ở trường đã dạy thì về nhà bố mẹ cũng nên sử dụng thường xuyên (nếu bố mẹ trả rất nhiều tiền cho con học ở các trung tâm nhưng về nhà chẳng bao giờ nói với con một câu tiếng Anh nào thì hiệu quả cũng không cao). Bố mẹ không bao giờ dùng tiếng Anh nhưng luôn bắt con học cũng là điều khó với trẻ.
Trò chơi phát triển khả năng thông minh ngôn ngữ có rất nhiều như cho bé kể chuyện theo tranh (đưa ra bức tranh có khả năng tạo truyện và yêu cầu trẻ kể một cách đa dạng), kể chuyện tự do theo chủ đề (như ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam, con sẽ kể câu chuyện gì cho mẹ nghe), kể chuyện tiếp biến (người lớn kể một phần câu chuyện và dừng lại cho trẻ kể tiếp), sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống có vấn đề (khi con chào người khác, họ không chào con thì con sẽ nói gì; khi bạn đánh con, con sẽ nói gì với bạn?).
- Con tôi 7 tháng tuổi. Nếu thay vì các trò chơi và đồ chơi, người lớn ôm ấp vỗ về và chơi với bé nhiều hơn thì có tốt hơn việc cứ mua đồ chơi và để cháu chơi một mình không? (Hong Nhung, 30 tuổi, Ha Noi)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Con chị đang ở giai đoạn rất cần tình yêu thương, vỗ về. Việc chị tiếp xúc một cách đầy cảm xúc với con thông qua việc nói chuyện, nâng niu, xoa bóp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự lớn lên của đứa trẻ, đặc biệt là phát triển thế giới cảm xúc giữa trẻ và người lớn. Trẻ ở độ tuổi này chưa có nhu cầu nhiều về thế giới đồ chơi nhưng người lớn sẽ tăng dần thế giới đồ chơi đến với trẻ về mặt số lượng và chất lượng. Đồ chơi đối với trẻ ở giai đoạn này chỉ là phương tiện, là cầu nối quan hệ giữa bé và người lớn. Không nên để trẻ chơi một mình nhiều bởi vì đây là giai đoạn kích hoạt của sự phát triển ngôn ngữ. Cho nên, trẻ cần có môi trường ngôn ngữ, môi trường giao tiếp. Việc khám phá thế giới đồ vật để tăng sự phát triển trí tuệ sẽ ở vào giai đoạn sau một tuổi.
- Do điều kiện cá nhân nên tôi ít có thời gian cho cháu ra ngoài chơi các trò vận động. Vậy anh chị có thể hướng dẫn một số trò chơi vận động có thể thực hiện tại nhà không? Con tôi năm nay 5 tuổi. (Hoàng Thanh Hải, 32 tuổi, Hà Nội)
PGS Nguyễn Công Khanh: Đối với trẻ con, không gian vận động rất quan trọng. Trẻ luôn có nhu cầu được vận động. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có thời gian đưa trẻ ra ngoài thì có thể tăng cường tối đa các trò chơi vận động tại chỗ trong một khoảng không gian hẹp. Chẳng hạn, mẹ và con cùng nhảy theo một điệu nhạc mà trẻ thích, cùng chơi trò giới thiệu chương trình, cùng lắc mông, xoay cổ tay, giậm chân, chơi trò nhảy bật, chụm chân vượt qua chướng ngại vật như cái ghế; hoặc nhảy qua một cái hào tự tạo là những đường vẽ trên nền nhà. Những trò chơi vận động khác như đi một chân trên những ô vuông bỏ cách, nhảy chụm chân vượt qua các ô vuông... cũng đều rất tốt cho trẻ. Cũng như vậy, có thể treo những quả bóng bay cao hơn trẻ khoảng 20-30 cm rồi yêu cầu trẻ nhảy lên đập bóng. Cũng có thể mua các trò chơi bóng rổ gắn lên tường, mẹ và con cùng tung bóng vào rổ, hoặc ném bóng vào tường bật ra giơ tay bắt... Tất cả những trò chơi này đều rất tốt cho sự phát triển thể chất, đặc biệt là tăng chiều cao.
Bên cạnh đó, người lớn cùng chơi, đặt câu hỏi ngầm lồng trong đó những tình huống tư duy đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, xử lý giúp kích hoạt trí tuệ. Cũng vậy, cha mẹ có thể tổ chức thành các cuộc thi để tăng hứng thú, thời gian giải lao giữa các vận động là trò chơi phát triển trí thông minh. Tốt nhất là cha mẹ nên tham gia những khóa học về phương pháp chơi cùng trẻ để biết phương pháp chơi phù hợp và tốt nhất cho sự phát triển. Hiện những khóa học như thế này đang được Trường mầm non Hoàng Gia tổ chức.
- Con gái chồng em 4,5 tuổi, đang ở với mẹ ruột. Cháu thường ở nhà coi hoạt hình hoặc chơi một mình! Cháu rất lanh lẹ, thông minh nhưng khi chơi cùng các bạn cùng lứa thì có biểu hiện như không cho bạn dùng đồ chơi chung, ngại cái trò như cầu tuột vì đông bạn nhỏ cùng chơi, xem TV thì bắt cả nhà theo ý mình. Em cho đó là biểu hiện của ích kỷ! Làm thế nào để hạn chế thưa anh chị? (Nga, 29 tuổi, Hồ Chí Minh)
ThS Trần Văn Tính: Cháu có biểu hiện ích kỷ, nhưng điều này không phải là bản chất mà do điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng cháu tạo nên. Khi đứa trẻ ở nhà một mình, chơi một mình thì các kỹ năng xã hội sẽ bị mất dần đi như cách giao tiếp, cách chia sẻ, hợp tác... Vì vậy khi đặt vào các mối quan hệ giao tiếp khác thì trẻ không có khả năng thích nghi, nên có những biểu hiện như chị nói. Cách tốt nhất là gia đình nên cho cháu tham gia các quan hệ xã hội, giao tiếp với mọi người, tập biết cách chia sẻ trong cộng đồng gia đình và xã hội. Khi giao tiếp, trẻ sẽ phát triển trí tuệ cảm xúc như nhận biết, hiểu cảm xúc của người khác, tự điều chỉnh được cảm xúc bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh và biến những cảm xúc đó thành trí tuệ.
- Con trai tôi 6 tuổi, rất hiếu động và thích chơi với các loại đồ điện. Cháu luôn tháo các loại ô tô đồ chơi ra để lấy mô tơ, sau đó lấy dây điện để đấu mô tơ vào cho chạy… Vậy tôi phải chơi với cháu theo hướng nào? (Hoàng Duy Thế)
PGS Nguyễn Công Khanh: Con chị hiếu động, thích các trò chơi với các loại đồ điện, tháo lắp ô tô..., điều này ẩn chứa các khả năng sáng tạo. Vấn đề là tăng cường đặt cho trẻ những câu hỏi (tại sao, làm vậy để giải quyết vấn đề gì, con đã khám phá ra điều gì?...) để trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng với cha mẹ và nói ra nhưng ý tưởng của mình, giải thích cho cha mẹ biết.
Người lớn có thể dựa theo sở thích và sự lựa chọn trò chơi của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi…ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ đòi hỏi trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, học cách suy nghĩ, lý giải vấn đề…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo.
- Con trai tôi 9 tháng tuổi, rất nghịch. Cháu bò rất nhanh, biết "bye bye" khi chia tay, biết sợ khi bố mẹ quát nhưng rất lười ăn và còi, hiện chỉ nặng 8 kg. Cháu nhà tôi có phát triển bình thường không? Cháu có thể chơi trò gì để phát huy trí tuệ? (Mai Thị Hà, 27 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Về mặt trí tuệ thì tôi nghĩ chắc là cháu bình thường. Ở lứa tuổi chín tháng, chị đã bắt đầu có thể mở rộng dần thế giới đồ vật cho trẻ nhưng không thể thiếu quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa trẻ và người lớn. Để trẻ phát triển trí tuệ tốt, chị phải dành nhiều thời gian cho con trong giai đoạn này. Hãy chơi cùng con mọi lúc có thể. Có thể hai mẹ con cùng chơi với nhau quả bóng, cùng chơi xếp hình... Trong quá trình chơi, chị hãy luôn sử dụng ngôn ngữ tích cực để giao tiếp với cháu. Chị hãy khuyến khích cháu lắng nghe, gây sự chú ý và cảm nhận các sắc thái, cảm xúc thông qua những ngữ điệu của ngôn từ, thông qua sự biểu cảm của khuôn mặt. Việc cháu có nhận biết được chính xác hay không chính xác về thuộc tính của vật nào đó mà chị muốn dạy, điều đó không quan trọng ở độ tuổi này mà quan trọng hơn là chị nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực của bé. Và như thế là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ ở giai đoạn tiếp theo.
- Con gái em 18 tháng tuổi. Có thể chơi những gì để rèn luyện trí thông minh? (Nguyễn Hồng Thương)
PGS Nguyễn Công Khanh: Con gái chị được 18 tháng. Đây là thời kỳ thích hợp để giúp trẻ học nói. Mọi ưu tiên cần tập trung dạy bé học nói. Cha mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ nói nhiều như có thể. Thời điểm này trẻ nên được nghe kể chuyện, được đọc thơ và tập hát nhiều như có thể.
Trẻ ở giai đoạn này có thể tham gia các trò chơi gọi tên các con vật, đồ vật quen thuộc xung quanh trẻ (ví dụ: đây là con gì, đây là cái gì?). Thường xuyên chơi trò nhận biết các bộ phận của cơ thể như trò chơi mũi/mồm, tai ở đâu; chơi các trò nhận biết và gọi tên các con vật qua đặc điểm, trò chơi nhận biết màu sắc, hình dạng, vị trí kích thước… Trẻ tuổi này thích được người lớn sai, ví dụ yêu cầu lấy hộ các đồ vật, để tạo xúc cảm tích cực và yêu cầu trẻ gọi tên và nhắc đi nhắc lại tên các đồ vật, con vật.
Chơi với con để giúp trẻ phát triển trí tuệ đòi hỏi cha mẹ phải sáng tạo, luôn căn cứ trên phản ứng của trẻ để điều chỉnh cách chơi và thay đổi cách chơi.
- Con trai tôi vừa tròn 2 tuổi. Cháu chỉ biết nói được mỗi từ "ạ", nhưng có thể hiểu được và làm theo lời bố mẹ nói, như con đi lấy cho mẹ cái remote, hoặc con bật quạt. Anh chị có thể tư vấn cho tôi nên mua đồ chơi loại nào và ở đâu để cải thiện tình trạng chậm nói của con? (Lê Linh, 30 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP HCM)
ThS Trần Văn Tính: Cháu 2 tuổi mới chỉ biết nói từ "ạ" là chậm ngôn ngữ so với độ tuổi. Khi được 18 tháng, trẻ đã nói được các từ đơn như ông, bà, bố, mẹ... Chính vì vậy gia đình cần quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho bé. Việc cải thiện tình trạng chậm nói của con phụ thuộc rất lớn vào cách dạy trẻ. Gia đình nên làm một số bài tập sau: Đưa các hình ảnh đơn giản về con vật, đồ vật... và dạy cho bé từng từ một, gọi tên từng đồ vật một; giúp bé gọi tên các bộ phận trên cơ thể, chỉ vào các hình để bé gọi tên, đặt tên. Điều quan trọng là cha mẹ nên tăng cường giao tiếp, trò chuyện với con bất cứ khi nào, tăng cơ hội cho trẻ giao tiếp với các bạn khác... Trao đổi với giáo viên để giúp trẻ giao tiếp thường xuyên. Tuy nhiên, gia đình cũng không nên nôn nóng, thất vọng khi trẻ chưa làm được như mình muốn mà hãy động viên, khen thưởng, khích lệ trẻ.
- Em có một cháu trai 5 tháng tuổi. Hiện cháu rất thích các vật có màu sặc sỡ và di động. Cháu cũng thích nghe nhạc và các tiếng động lạ cũng hay làm cháu chú ý. Các chuyên gia tư vấn cho em nên cho cháu chơi đồ chơi gì và chơi với cháu như thế nào để có thể giúp cháu phát triển trí thông minh. (Nguyễn Thị Thu Hảo)
PGS Nguyễn Công Khanh: Các đồ chơi thích hợp cho trẻ 5 tháng cần có nhiều màu sắc, ví dụ các quả bóng nhựa, bóng bay, búp bê các con vật nhiều màu sắc, đồ chơi lúc lắc phát ra âm thanh... Tránh các đồ chơi sắc nhọn.
Cách tổ chức các trò chơi thích hợp tuổi này là treo trước mặt trẻ những quả bóng xanh đỏ, để khích thích trẻ nhìn, đung đưa các quả bóng…để quan sát các phản ứng thích thú hay không thích thú của trẻ. Có thể lấy khăn phủ lên các đồ chơi nhiều màu sắc để chúng biến khỏi tầm nhìn của bé trong chốc lát nhằm thăm dò phản ứng… Hãy cho bé nghe nhiều bản nhạc nhẹ. Mẹ dành nhiều thời gian nói chuyện với bé để kích hoạt phát triển ngôn ngữ nói trong tương lai.
- Cháu nhà em 3 tuổi, bị đánh giá là chậm phát triển ngôn ngữ. Nếu sau nàu cháu nói được bình thường thì về mặt phát triển trí tuệ có bị chậm phát triển theo không? (Khoi Tran, 36 tuổi, HCM)
PGS Nguyễn Công Khanh: Giai đoạn phát triển ngôn ngữ tối ưu nằm trong khoảng 2-3 tuổi. Nếu sau giai đoạn này trẻ có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ thì ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở các giai đoạn sau, bởi vì ngôn ngữ là vỏ tư duy giúp trẻ hình thành các khái niệm. Trên cơ sở các khái niệm, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ tăng cường tối đa kích hoạt ngôn ngữ và sau 3 tuổi, trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ nói giống như trẻ bình thường (trước 5-6 tuổi) thì mức độ ảnh hưởng có thể không đáng kể. Khó có thể nói mức độ ảnh hưởng cụ thể lên con của chị như thế nào. Tốt nhất chị nên tìm gặp các chuyên gia tâm lý trẻ em để được thăm khám, chẩn đoán và được hướng dẫn các phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Cháu nhà tôi được 5 tuổi, rất thích chơi các trò chơi trên vi tính. Vậy lứa tuổi cháu nên sử dụng bao nhiêu thời gian trên vi tính và khoảng cách như thế nào thì không ảnh hưởng đến mắt cũng như sức khoẻ? (Hoàng Anh, 33 tuổi, Hải Phòng)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Có lẽ hầu hết mọi trẻ con, thanh niên và người lớn rất thích các trò chơi trên vi tính. Bản thân trò chơi có ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, vì nó mà chúng ta lại có thể mất đi cơ hội cho sự phát triển của các mặt nội dung tâm lý khác thì điều đó thật tệ hại. Ngoài ra, chúng ta lại có thể mất đi các cơ hội giao tiếp, phát triển cảm xúc, cơ hội để thành một con người theo đúng nghĩa. Việc hạn chế chơi trên vi tính là điều cần thiết. Thứ nhất là để tránh cho trẻ mất sự giao tiếp với xã hội, với con người. Thứ hai, tránh cho trẻ bị tổn thương về mắt. Chỉ nên cho cháu một ngày chơi khoảng hai lần, mỗi lần mươi mười lăm phút, không nên để chơi quá lâu cùng một lúc. Khi chơi, anh chị nên để một ngọn đèn nhỏ phía sau lưng của bé và ngồi cách màn hình khoảng chừng 70 cm.
- Làm thế nào để trẻ ham học và yêu thích đến trường, bởi có quá nhiều thứ (điện tử, phim hoạt hình, đồ chơi...) cuốn hút trẻ chơi hơn là học? (Lê Thanh Trúc)
PGS Nguyễn Công Khanh: Muốn trẻ ham học, yêu thích đến trường thì trước hết cô giáo phải hấp dẫn trẻ. trường học phải vui. Đến trường trẻ được khuyến khích tự do thể hiện, tích cực tương tác với các bạn, không bị áp đặt, không cảm thấy mất an toàn, ...
Các chương trình học mẫu giáo và 2 năm đầu ở cấp tiểu học cần được thiết kế dựa trên nguyên tắc trò chơi, giáo viên phải tiếp cận dạy học kiến tạo, tích cực hoá người học. Trẻ cảm nhận được sự tôn trọng, công bằng. Trẻ được giao nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động nhóm nhiều như có thể, tham gia tối đa vào các hoạt động dã ngoại, khám phá thế giới xung quanh. Ví dụ sau mỗi bài học vần Tiếng Việt, học toán, trẻ được tham gia các trò chơi tìm hiểu, phát hiện các mối liên kết, so sánh các đặc điểm, giải quyết tình huống, tưởng tượng, liên tưởng sáng tạo. Thông qua trò chơi, trẻ phát hiện “thế giới”. Có thể dùng quy tắc trò chơi để giúp trẻ điều chỉnh hành vi. Các tình huống chơi, mục đích chơi cần được lồng ghép vào trong tiết học, giờ nghỉ giải lao, các hoạt động câu lạc bộ, ngoại khoá… nhằm đến phát triển khả năng suy luận nhân quả, suy luận đối lập, suy luận sáng tạo.
- Cháu trai nhà tôi 9 tháng tuổi. Các đồ chơi xúc xắc, thú nhỏ cháu không có hứng thú. Cháu thích chơi mò mẫm những đồ vật trong nhà có nút bấm như bàn phím hoặc chuột vi tính trong nhà. Tôi xin hỏi nên cho chơi những đồ chơi như thế nào để phát triển thể chất và trí tuệ? (Nguyễn Thu Thủy, 27 tuổi, Cầu Giấy - Hà Nội).
ThS Trần Văn Tính: Với bé trai 9 tháng tuổi, việc đi xung quanh nhà tìm cái này cái kia, để cái này, cái khác là sự phát triển hoàn toàn bình thường bởi trẻ muốn khám phá thế giới bên ngoài. Để giúp bé phát triển trí tuệ và thể chất tốt, gia đình nên làm một số việc như giúp bé tập xếp các khối gỗ với nhau, tập vẽ (chỉ cần biết cách cầm bút), tập chuyển các đồ vật nhỏ qua hai tay, cầm thìa, đồ chơi... Điều này sẽ giúp trẻ phát triển "vận động tinh" rất tốt. Gia đình cũng nên cho bé tập tự đứng lên ngồi xuống, tập đi... (tuy nhiên không bắt ép trẻ phát triển sớm), những việc này giúp trẻ phát triển vận động thô.
Về ngôn ngữ, nên dạy cho cháu tập nói từng từ đơn giản nhưng cố gắng chính xác như "bà, mẹ"... giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Dạy cho bé tập thể hiện ý mình khi muốn làm một điều gì đó.
- Tôi định tìm kiếm khả năng của con bằng cách cho cháu tham gia các hoạt động hằng ngày, tiếp cận và thử thực hành. Ví dụ như theo dõi cuộc sống của kiến qua kính lúp; xem các vì sao qua kính thiên văn; dùng máy ảnh chụp và ghi lại thành sưu tập của cây cỏ, đi tham quan... Nhưng tất cả chỉ làm cho cháu vui sống hơn và mở rộng được kiến thức chứ chưa tìm được lĩnh vực nào cháu thực sự say mê. Cháu mới học lớp 1. Vậy theo các chuyên gia, làm như thế có sớm? (Nguyễn Thúy Hòa)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Chị đã suy nghĩ rất đúng rằng muốn phát hiện con có năng khiếu gì nên cho con tham gia vào các hoạt động khác nhau. Nhưng không dễ dàng gì để nhìn thấy ngay năng khiếu của trẻ nếu chỉ một hai lần đi tham quan, thậm chí cả hứng thú nữa. Cách thức thì đúng rồi nhưng các hoạt động này bắt đầu vào độ tuổi nào? Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu từ lúc trẻ còn nhỏ, tuy nhiên mức độ hoạt động sẽ khác nhau. Hơn nữa để phát hiện ra thiên hướng của trẻ thì cần có con mắt của nhà chuyên môn và có thể thông qua trắc nghiệm. Điều đáng nói là những phát hiện ban đầu này cũng có thể biến đổi do hoàn cảnh cũng như giáo dục, chính vì vậy phải có những biện pháp củng cố và duy trì. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, hãy đầu tư cho con phát triển toàn diện, trang bị cho con một phông nền tốt, trên nền đó con sẽ phát triển toàn diện lẫn thiên bẩm của mình.
- Có nhiều phụ huynh cho rằng đồ chơi bằng gỗ sẽ an toàn và giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn bằng nhựa, có đúng không? (Hoang Thu Lan, 32 tuổi, Trung Yen - Ha Noi)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Chưa thể khẳng định điều này vì gỗ có nhiều loại và nhựa có nhiều loại. Nếu chúng ta mua đồ chơi có địa chỉ thì chất liệu đã được đảm bảo và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Quan trọng hơn là chúng ta lựa chọn đồ chơi an toàn về chính kiểu dáng của đồ chơi ấy. Hơn nữa, tùy thuộc và độ tuổi nào của con thì mua đồ chơi cho phù hợp với sự an toàn ấy.
- Nhiều người cho rằng biết dùng tiền càng sớm thì bé càng giỏi. Con em đã 7 tuổi mà chưa biết cách dùng tiền, vợ chồng em cũng không có bé xài tiền. Điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của bé không? (Nguyen Thi Huyen, 30 tuổi, Quan Tan Phu,Thanh Pho Ho Chi Minh)
PGS Nguyễn Công Khanh: Vấn đề biết sử dụng tiền hay không khi trẻ còn ở lứa tuổi lên 7 không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển trí tuệ, nếu như cha mẹ biết các phương pháp giáo dục trẻ thông qua trò chơi để học cách tính toán, cách sử dụng các con số. Chẳng hạn, trò chơi phát hiện các quy luật liên hệ trong trật tự số: Sau 1, 3, 7... sẽ là gì. Cha mẹ không nhất thiết phải dạy trẻ biết tiêu tiền ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, nếu trẻ sống trong những gia đình mà cha mẹ làm kinh doanh, được tiếp xúc với tiền sớm thì việc dạy trẻ cách sử dụng tiền cũng có những lợi ích nào đó. Tuy nhiên, nếu trẻ biết sử dụng tiền thì cha mẹ phải có phương pháp để kiểm soát trẻ tiêu tiền như thế nào cho có ích, khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền để mua sách vở, đồ chơi mà mình thích và cam kết sử dụng chúng một cách có ích nhất.
- Bé nhà tôi được 14 tháng, rất nhút nhát, hễ nghe tiếng động mạnh là giật mình, gặp người lạ bé hay khóc. Bé không theo ai ngoài bố mẹ. Tôi cũng thường xuyên cho bé đi chơi, và rủ bạn cho bé chơi cùng nhưng bé vẫn nhát. Tôi sợ khi bé đi trẻ sẽ dễ bị shock. Xin chuyên gia tư vấn tôi nên chơi trò chơi gì và làm gì để bé đỡ nhát. (Nguyễn Thu Hằng)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Sự rèn luyện để có kết quả đòi hỏi phải có thời gian, không thể biến bé từ đứa trẻ nhút nhát thành bạo dạn tự tin trong một sớm một chiều. Cách chị làm là đúng, tức là cho cháu ra chỗ đông người nhiều hơn, cho bạn bè của con đến chơi nhà và ngược lại. Việc cháu hay sợ những âm thanh to ồn ào, điều đó để thấy cháu rất nhạy cảm với tác động từ môi trường, lớn dần cháu sẽ đỡ hơn thôi.
Để đỡ nhút nhát, cần làm cho cháu tự tin và có cảm giác an toàn ở bất cứ đâu, đặc biệt không để cháu bị đột ngột tiếp xúc với mọi sự lạ lẫm cho dù đó là người lạ hoàn cảnh lạ... Sự sợ hãi này sẽ để lại dấu ấn cảm xúc mạnh mẽ khiến cháu càng trở nên sợ hãi và nhút nhát. Nhưng vì cháu mới 14 tháng tuổi nên việc chơi các trò chơi đặc thù có thể còn hơi sớm. Vậy nên anh chị chỉ cần tạo môi trường cho cháu và hình thành khả năng độc lập thông qua hoạt động chơi với thế giới đồ chơi của cháu.
- Mỗi lần chơi cùng, bé có vẻ bị áp lực, luôn bảo bố mẹ tránh ra, không nghe hướng dẫn, chỉ làm theo ý của bé. Khi nào xong bé khoe thành tích, mặc dù chúng tôi luôn khích lệ nhưng chỉ được 1 lần là bé không thích chơi nữa. (Hoang Thu, 34 tuổi, Tp. Ho chi minh)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Có những trẻ không muốn để người khác biết quá trình đi đến kết quả của một hành động bởi vì bé cũng muốn tạo sự bất ngờ nào đó cho người lớn xung quanh. Tuy nhiên, ở đây cũng có thể là do anh/chị chưa biết cách cùng chơi, cùng chia sẻ; bởi vì khích lệ cũng chỉ là một cái kỹ thuật nhỏ còn chơi như thế nào để trẻ chấp nhận mình vào cuộc chơi nhằm tăng ảnh hưởng giáo dục đối với trẻ thì cũng cần phải học.
- Con trai tôi hơn 3 tuổi, cháu hỏi suốt ngày là mẹ ơi cái gì đây, cái gì kia, nhưng hầu như không bao giờ hỏi tại sao. Xin các chuyên gia cho biết đó có phải là do tính cách của từng trẻ không? (Doan Hoa, 31 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội).
ThS Trần Văn Tính: Hỏi cái gì đây, cái gì kia có nghĩa là trẻ đang muốn tìm hiểu thế giới xung quanh để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Đây là một điều tốt. Vấn đề ở đây là cha mẹ hoặc người lớn giải thích quá nhiều đến mức độ mệt mỏi và quát mắng trẻ. Việc trẻ đặt câu hỏi cái gì cũng gần đồng nghĩa với việc hỏi tại sao lại như vậy và buộc người lớn phải giải thích. Một trong những cách hữu hiệu để trả lời câu hỏi này là đặt câu hỏi ngược lại "theo con đó là cái gì?". Người lớn chúng ta không trả lời tất cả các câu hỏi này mà nên cùng trẻ trả lời. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo hơn trong cách giải thích. Nếu câu hỏi khó, cha mẹ nên gợi ý cho trẻ trả lời. Tuy nhiên, việc gợi ý cần dựa vào mức độ phát triển của độ tuổi về tâm lý chứ không phải theo quan điểm của người lớn, và hãy luôn động viên trẻ tự tìm câu trả lời cho chính mình.
- Làm thế nào để khi trẻ lớn lên có ý thức và có tấm lòng nhân ái? (Tran Tuyet Nhung, 30 tuổi, Vung Tau)
PGS Nguyễn Công Khanh: Lứa tuổi mầm non là giai đoạn tối ưu để phát triển xúc cảm, phát triển các quan hệ gắn bó, phát triển các kỹ năng xã hội, chẳng hạn đồng cảm, chia sẻ, biết quan tâm đến người khác. Trẻ cần được lớn lên trong một môi trường giàu tình yêu thương, giàu các tương tác xúc cảm, được dạy các trò chơi phát triển trí tuệ cảm xúc, chẳng hạn nhận biết cách khuôn mặt buồn, vui, tức giận, tưởng tượng và kể các câu chuyện sau khi được xem các bức tranh có các nhân vật thể hiện sự tức giận, sự sợ hãi... Hoặc một bức tranh trẻ tặng hoa cô giáo rồi trao đổi cùng trẻ, đặt câu hỏi, và giúp trẻ xây dựng thành một câu chuyện có logic phù hợp với nội dung bức tranh.
- Cháu nhà tôi 4 tuổi, có thể nói khá nhiều từ, biết đếm số chính xác, biết phân biệt các hình thể, biết nhận dạng và nói các ngón tay khác nhau. Tuy nhiên cháu không thể ghép các từ thành câu và do đó thường bị lép vế so với các bạn khác trong lớp do không thể diễn giải được ý nghĩ. Vậy chúng tôi phải làm sau đây? (Lê Đạt, 32 tuổi, Q7 TP.HCM)
ThS Trần Văn Tính: Việc cháu có những khả năng trên chứng tỏ về trí thông minh là rất tốt. Tuy nhiên cách thể hiện lại gặp khó khăn. Đây là các vấn đề về kỹ năng xã hội của trẻ. Có những người tuy rất thông minh nhưng không thể hiện được cái thông minh của mình đều do thiếu kỹ năng xã hội. Cách tốt nhất là giúp cho bé tập thể hiện những gì mình muốn nói bằng các trò chơi như trò MC (người dẫn chương trình, bố mẹ anh chị là khán giả, để bé tập thể hiện những gì muốn nói), trò chơi thuyết trình (bé vẽ một bức tranh và giải thích bức tranh đó là gì, ý nghĩa của nó).
Cha mẹ cũng nên tập cho con kể chuyện và đặt các câu hỏi về tình huống của truyện... Với những cách làm như vậy sẽ giúp con chị tự tin và sử dụng ngôn ngữ được tốt nhất.
- Con trai tôi 22 tháng tuổi, cao 88 cm và nặng 15 kg. Như vậy cháu có thừa cân không? Cháu rất hay bắt chước người lớn làm việc. Cháu cũng dùng xẻng (loại nhỏ) để xúc đất đổ vào chỗ khác hay lấy bình để tưới cây, có khi là cả chó mèo cũng bị cháu phun nước vào. Nhà tôi hay đun nấu bằng than nên cháu rất thích nghịch gắp than. Vậy việc chơi đất cát hay gắp than như thế có làm cháu phát triển trí tuệ không? Tôi sợ cháu bị dây bẩn nên cũng hay hạn chế cháu không cho nghịch lâu. (Nguyễn Mạnh Cường)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Với sức khoẻ như vậy, anh nên cho cháu vận động nhiều hơn và có chế độ ăn hợp lý về thành phần dinh dưỡng. Việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên là rất tốt, tuy nhiên anh chị lưu ý sự an toàn và vệ sinh cho cháu. Vệ sinh được hiểu như là yếu tố sức khoẻ. Còn việc “chân lấm tay bùn” thì anh đừng lo ngại. Tất cả mọi trải nghiệm từ cuộc sống, nếu có thêm sự hướng dẫn của người lớn thì đều là những bài học vô giá đối với trẻ.
- Trước khi lên lớp 1 có nên dạy trẻ trước các kiến thức như tính toán ở nhà không? (Nguyễn Thị Nga, 28 tuổi, 79 Bàu cát tân Bình Tp HCM)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Sự chuẩn bị trước có cả mặt lợi và có cả mặt hại. Nếu chúng ta dạy trước kiến thức thì đến lớp trẻ sẽ không muốn học nữa. Nhưng nếu không chuẩn bị trước thì trẻ có thể khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới, dẫn đến chán học. Vậy chuẩn bị cho trẻ cái gì, chuẩn bị đến đâu phụ thuộc vào chính trình độ, năng lực và sự tiếp thu của đứa trẻ. Nếu con tiếp thu khá nhanh thì chị chỉ cần chuẩn bị cho con về mặt thái độ, ý thức, tính tuân thủ và một số kỹ năng học tập khác như cách viết bài trên lớp, cách chữa một lỗi sai khi con viết nhầm... mà không cần dạy trước về mặt kiến thức. Còn nếu cháu tiếp thu không nhanh lắm, chị có thể chuẩn bị trước về mặt kiến thức nhưng lại tìm những thí dụ tương tự như những bài trong sách đã có, không nên dạy chính những gì chính xác như trong sách và điều đó duy trì hứng thú học tập cho cháu.
- Con trai tôi gần 5 tuổi, rất thích vẽ. Cháu vẽ say sưa, tô màu rồi cắt những hình vẽ đó ra làm đồ chơi. Cháu vẽ tương đối tốt, tư duy nhạy cảm. Cháu thường đòi mẹ chơi cùng nhưng nhiều lúc tôi không có thời gian tham gia cùng cháu. Mỗi lần bị từ chối, cháu tỏ ra rất buồn. Tôi nên làm gì để phát triển khả năng của cháu và nên chơi với cháu như thế nào? (Thuỳ Linh, 34 tuổi, 200 Nguyễn Sơn)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Cháu buồn là phải rồi vì chị đã từ chối chơi với cháu và thậm chí lại còn từ chối việc động viên, khuyến khích cháu. Muốn con phát triển tốt, bố mẹ phải dành thời gian cho con, không nên phó mặc cho nhà trường. Thời gian của chị không nhiều nhưng nó vẫn còn quý giá hơn rất nhiều so với trẻ được hưởng sự tương tác ở nhà trường. Chị hãy tranh thủ có thể vừa làm mà vẫn vừa chơi được với con bằng cách giao nhiệm vụ, luôn luôn hỏi han, khích lệ và khi nào có kết quả thì trẻ sẽ được chơi với chị. Điều này có nghĩa là chí ít chị cũng cho trẻ hiểu là vào một thời điểm nào đó cháu sẽ được chơi với bố, mẹ hay một ai đó. Chúng ta không thể lấy lý do bận để từ chối nhu cầu chơi của trẻ. Làm như vậy, chúng tôi gọi rằng, là đã lấy cắp cơ hội phát triển của trẻ. Mong chị tìm được thời gian cho con mình.
- Tôi muốn hỏi về cách giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Cháu nhà tôi hiện nay 5 tuổi, đã đi học mẫu giáo từ năm 2 tuổi nhưng đến giờ buổi sáng cháu vẫn tìm cách lấy đủ mọi lý do để xin ở nhà và rất hay khóc nhè trước khi đi học. (Lê Tiến Thìn)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Việc cháu không thích đi học bằng ở nhà không có nghĩa là cháu không tự tin. Có lẽ môi trường học tập chưa mang lại cho cháu niềm vui thích. Có thể ở trường cháu phải tuân thủ nhiều quy định khác nhau, trong khi đó ở nhà thì tự do hơn, ở trường một cô giáo phải chăm nhiều cháu, còn ở nhà một mình cháu được nhiều người chăm.... Tất cả cái đó đã làm cho cháu muốn ở nhà cho dù ở trường có nhiều bạn bè. Hơn nữa trong quan hệ bạn bè lại rất có thể xảy ra nhiều tranh chấp.
Để cháu thích đi học hơn, anh chị cố gắng giúp đỡ cháu giải quyết các vấn đề như đã nêu trên, tìm hiểu nguyên nhân khác nữa.
- Con gái tôi 3 tuổi. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi làm thế nào để quen với việc gọi dạ, bảo vâng, gặp người lớn chào hỏi, và biết nghe lời bố mẹ. (Phan Thanh Phương, 28 tuổi, 123 Nguyễn Trãi, Hà Nội)
ThS Trần Văn Tính: Trẻ bướng bỉnh không chào hỏi người khác là do việc dạy dỗ. Trẻ đã bị tập nhiễm trong môi trường ứng xử như vậy từ nhỏ nên trở thành thói quen (các thành viên trong gia đình luôn nói trống không với nhau thì chắc chắn trẻ cũng học cách nói này, các thành viên luôn không chào hỏi khi đi đâu hoặc giao tiếp thì chắc chắn trẻ cũng không chào hỏi). Vì vậy để cho trẻ có những hành vi như chúng ta muốn như gọi dạ bảo vâng, biết chào hỏi thì bản thân chúng ta cũng phải tập làm điều đó trước mặt con trẻ. Ví dụ khi đưa trẻ về bà, bố mẹ đến đón phải chào ông bà trước khi về và bảo con tập làm theo, đến khi trở thành thói quen thì trẻ sẽ tự chào. Nếu bố mẹ không chào, lúc đó trẻ sẽ cho bố mẹ là hư.
Tuy nhiên, hiện nay một số gia đình lại thích con mình có chính kiến dù bé còn rất nhỏ vì điều này sẽ giúp trẻ biết phân tích, đánh giá giá vấn đề khi trưởng thành. Hãy tạo điều kiện cho bé khẳng định cái tôi của mình một cách đúng nhất.
- Con gái tôi 5 tuổi, càng lớn cháu càng tỏ ra vụng về, hiếu thắng, thích đổ lỗi cho người khác, đặc biệt không hề thích búp bê. Tôi nên chọn trò chơi gì để thích hợp với cháu? (Vương Kinh, 33 tuổi, Tổ 28- P. Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy)
PGS Nguyễn Công Khanh: Trong con mắt người lớn, hành vi của trẻ 4-5 tuổi thường rất vụng về, ương ngạnh, hiếu thắng. Trẻ ở lứa tuổi này thích độc lập, tự mình làm lấy mọi thứ, ít chịu nghe người lớn can ngăn. Trong khi đó khả năng tâm vận động (sự khéo léo) chưa đủ chín muồi. Trẻ lại luôn cần sự thành công để khẳng định đây là những đặc tính thường có ở tuổi mẫu giáo. Cha mẹ cần phải hiểu trẻ, hạn chế tối đa sự phàn nàn chê bai vì điều này dễ làm thương tổn trẻ, làm trẻ mất tự tin thấy mình không có giá trị. Trẻ càng tỏ ra bướng bỉnh, thay vì phàn nàn hãy tìm cách động viên hỗ trợ để trẻ thành công và khen trẻ khi có những hành vi tốt để trẻ tự tin.
Cha mẹ nên chơi những trò chơi đóng vai trong đó có các tình huống người phạm lỗi không nhận lỗi lại đổ cho người khác. Dùng chính tình huống này và quy tắc chơi những xúc cảm nảy sinh, những phát hiện trong quá trình đóng vai là cách tốt nhất để điều chỉnh hành vi của bé. Bé không thích búp bê, không nên ép, hãy tìm hiểu xem bé thích những trò chơi, con vật gì nhất. Từ đó, tổ chức lại cách chơi để trẻ khám phá tích cực trải nghiệm và tương tác với người lớn. Những trò chơi phát hiện các mối liên hệ phân loại sự vật theo đặc tính phát hiện những tình tiết không hợp lý, thừa/thiếu trong một bức tranh có thể kích thích hứng thú của trẻ. Nếu có thể, cho bé tiếp cận với các chuyên gia tâm lý để họ đánh giá những thiếu hụt trong kỹ năng xã hội và xúc cảm của bé, từ đó có tư vấn kịp thời. Cha mẹ cũng nên tham gia các khóa học về phương pháp giáo dục con, đặc biệt là phương pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội để hỗ trợ bé tốt hơn.
- Con trai tôi 25 tháng tuổi, từ lúc 24 tháng là tôi chỉ cho biết màu sắc nhưng cháu không thích ứng được. Tôi dạy bé màu đỏ là của lá cờ, bao lì xì, các trò chơi có màu đỏ nhiều, còn màu xanh là của lá cây. Cháu chỉ biết chứ không phân biệt được đâu là màu đỏ, xanh. Như vậy có phải cháu chưa đến tuổi để phân biệt màu sắc hay cháu có vấn đề về sự mù màu? Ở tuổi nào mới phân biệt được màu sắc rõ nét? (Nguyễn Hữu My Phương)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Nhận biết về các màu cơ bản là một trong những thuộc tính của vật mà chức năng của thị giác thực hiện. Khả năng nhận biết màu của từng cháu là khác nhau. Có cháu biết sớm hơn, có cháu muộn hơn. Có cháu phân biệt được tốt ở một số màu, một số khác thì không. Để giúp trẻ phát triển màu sắc, chị có thể cho trẻ chơi cùng người lớn trò chơi chọn quả bóng có màu khác nhau, chị giấu đi 1 quả sau lưng, và yêu cầu trẻ đi tìm. Chính sự vận động hứng thú và tính tò mò sẽ giúp trẻ có xúc cảm để học phân biệt màu sắc nhanh hơn rất nhiều.
Trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhận biết màu đỏ. Trẻ thường hướng về những màu sắc có kích thích mạnh, khoảng 20 tháng tuổi trẻ đã có thể phân biệt được từ 2 đến 4 màu tùy theo các trò chơi nhận biết màu sắc hấp dẫn trẻ như thế nào. Cha mẹ có thể hỏi trẻ con búp bê này đi giày màu gì, mặc váy màu gì, con hãy thay váy cho búp bê bằng màu… Những trò chơi như vậy sẽ giúp trẻ nhớ màu tốt hơn.
- Sắp tới, gia đình em định đưa hai cháu (gái 2 tuổi, trai 5 tuổi) đi nghỉ tại Nha Trang, chuyến đi hứa hẹn nhiều điều thú vị, vậy các chuyên gia có thể tư vấn giúp em các trò chơi với trẻ, cụ thể tại bãi biển được không? (Hà Thị Thanh Lê)
ThS Trần Văn Tính: Các bài tập giúp trẻ phát triển trí thông minh thì có rất nhiều, đặc biệt là trên bãi biển. Tuy nhiên, khi dạy trẻ em, chúng ta không chỉ phát triển trí thông minh (IQ) đơn thuần mà chúng ta còn cần phải phát triển trí sáng tạo (CQ), trí tuệ cảm xúc (EQ) và các kỹ năng xã hội cho trẻ.
Trên bãi biển, chúng ta có thể chơi trò chơi xây nhà theo chủ đề. Ví dụ xây nhà ở thành phố, xây nhà ở nông thôn. Hãy giúp bé biết xây dựng nhiều kiểu ngôi nhà khác nhau, thiết kế càng đa dạng càng tốt, khuyến khích động viên để trẻ thiết kế và đặc biệt yêu cầu trẻ phải giải thích hợp lý tại sao mình lại xây dựng ngôi nhà như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển trí sáng tạo cao, rèn cho trẻ kỹ năng thuyết trình về sản phẩm của mình. Trò chơi nhận biết và phân biệt các loại âm thanh của các vỏ ốc trên bãi biển cũng rất thú vị, cho trẻ nghe âm thanh từ các vỏ ốc khác nhau và so sánh âm thanh đó giống và khác nhau như thế nào, nó có khác gì với sóng biển. Đố các con tưởng tượng ra một câu chuyện về các con ốc và các con vật khác của biển. Đi qua các hàng đồ lưu niệm, hãy so sánh mầu sắc của các con vật khác và giúp trẻ lý giải tạo sao trẻ lại có mầu sắc như vậy. Buổi tối hãy kể cho con nghe về các câu chuyện và đặt các câu hỏi để trẻ suy nghĩ… Chúng tôi nghĩ rằng có rất nhiều cách chơi giúp trẻ sáng tạo chỉ cần cha mẹ hãy dành thời gian cho con, hãy hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ và cũng cần phải sáng tạo.
- Con trai tôi đang ở tuổi thứ 5. Cháu rất hay nói to, ngay cả khi ngồi ngay cạnh, nếu nói gì là cháu nói to điếc tai luôn. Những lúc đó tôi quát cháu nói bé thôi, cháu lại nói nhỏ rồi lại ngay lập tức nói oang oang lên. Làm cách nào để bảo cháu không nói như vậy nữa? (Vũ Thị Hoàng Yến, 31 tuổi, Số nhà 22 Ngõ 29 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Có một số trẻ không dễ dàng trong việc điều chỉnh âm lượng của giọng nói. Điều này có thể liên quan tới thính giác mà cũng có thể không. Có bởi vì thường khi thính giác không nhạy cảm thì chúng ta hay nói to hơn bình thường. Không vì nói to có thể là thói quen, và nếu vậy thì có thể điều chỉnh được.
Muốn vậy, chị hãy chơi với cháu những trò chơi như nói thầm. Chị hãy nói rất nhỏ vào tai và bảo cháu hãy nói tin ấy cho một người khác, nói rất nhỏ thôi để không ai nghe thấy... Hãy biến tất cả các mục đích giáo dục ấy dưới dạng trò chơi. Có thể dùng trò chơi bí mật, một tin bí mật sẽ được truyền đi như thế nào và vì sao chúng ta lại phải nói nhỏ để giữ bí mật. Chúng ta cũng có thể trao đổi với cháu về sự bất tiện khi ai đó nói rất to. Thí dụ, chị nói rất to và thử hỏi xem khi mẹ nói to thế con cảm thấy thế nào? Và để cho bé cảm nhận thực tiễn ấy để dần bé sẽ điều chỉnh.
- Làm thế nào để thuyết phục mẹ cháu chơi với bé, nếu như trong đầu cô ấy luôn luôn nghĩ là cứ kệ tự nó lớn? Thường xuyên thay ở chỗ ở của bé trong 1 -2 tuổi đầu đời có thể ích lợi hay không có lợi? (Nguyenhoang Anh, 28 tuổi, Hoang Mai Ha Noi).
ThS Trần Văn Tính: Việc thuyết phục người lớn chơi với bé khi người đó có quan điểm trẻ cần được phát triển hoàn toàn tự nhiên là rất khó. Thay đổi một quan điểm không hề đơn giản, cần có thời gian và phương pháp nhất định. Ví dụ, nếu người mẹ muốn bố chơi với con nhiều hơn, hoặc ngược lại, thì nên tạo điều kiện cho họ có những thông tin về sự phát triển của trẻ nhỏ, ý nghĩa của việc giáo dục trẻ em. Anh có thể gợi ý cho vợ mình tham gia những buổi tư vấn tương tự như hôm nay. Khi tham gia vào các trung tâm giáo dục trẻ em, anh nên đưa chị theo.
Trong 1-2 năm đầu trẻ phải thích nghi với một môi trường quen thuộc mới phát triển tốt được. Nếu vì hoàn cảnh mà phải thay đổi chỗ ở thì gia đình nên tạo những điều kiện ở mới giống hoặc gần giống nơi ở cũ về tất cả các mặt như không gian, đồ chơi, người dạy trẻ... Hiện nay ở Việt Nam đang có hiện tượng trẻ bị thay đổi nơi sống giữa các nền văn hóa khá nhiều khi nhỏ khiến trẻ khó phát triển ngôn ngữ (như bố mẹ chuyển chỗ ở của con từ Việt Nam sang nước ngoài rồi lại trở về theo công tác). Điều kiện môi trường không giống nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, nhất là về ngôn ngữ (có bé 4-5 tuổi mà không thể nói được thứ tiếng nào vì bị rối loạn ngôn ngữ).
- Con trai tôi 8 tuổi, nhưng cháu tỏ ra không chơi, nghịch nhiều mà cháu rất trầm tính mỗi khi về nhà. (Pham Dinh Long, 36 tuổi, Dinh cong hoang hanoi).
ThS Trần Văn Tính: Mỗi một trẻ có những tính cách riêng, vì vậy việc trẻ không chơi không nghịch mà trầm tính cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên việc hiểu trầm tính như thế nào thì cần phải kiểm tra cụ thể bởi các nhà chuyên môn (có một số trẻ mắc bệnh trầm cảm ngay từ nhỏ, cha mẹ chỉ nghĩ đó là đứa trẻ bị trầm tính mà thôi, những trẻ này cần được điều trị cẩn thận). Tuy nhiên, việc trẻ trầm tính, ít giao tiếp cũng cần được quan tâm vì nó sẽ trở thành tính cách, thói quen thu mình trong các mối quan hệ giao tiếp. Điều này không tốt cho trẻ khi trưởng thành.
- Con trai tôi rất thiếu kiên trì, cháu chơi hoặc làm gì như mặc quần không được, lắp máy bay không đúng cháu rất hay cáu bằng cách đập hoặc ném mạnh xuống sàn nhà. Vây vợ chồng tôi phải làm gì đề cháu biết kiềm chế hơn (Đinh Thị Ngoc Điệp, 33 tuổi)
ThS Trần Văn Tính: Tính kiên trì của trẻ cũng cần phải được rèn luyện. Những hành vi trên của cháu chứng tỏ cháu không những thiếu kiên trì mà còn nóng nảy, không kiềm chế nổi cảm xúc của mình. Anh chị cần phải rèn cho cháu thông qua các trò chơi như: tập giữ thăng bằng khi đi trên một đường thẳng; nếu trẻ không đi được một quãng thì cha mẹ không nên mắng mỏ mà hãy động viên, ủng hộ con. Khi cháu nóng nảy như đập, ném đồ vật nào đó, cha mẹ cũng thường phản ứng tương tự như vậy đối với trẻ (mắng mỏ trách phạt). Bố mẹ cho rằng việc làm này sẽ kiềm chế được hành vi của con nhưng thực chất lại làm tăng hành vi hung tính ở trẻ (tiềm ẩn trong trẻ vì trẻ nhỏ hơn bố mẹ nên không dám thể hiện ra ngoài, khi có điều kiện sẽ thể hiện). Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ cần nhẹ nhàng dừng hành vi của con và khi con bình tĩnh trở lại thì hãy thảo luận để con hiểu hành vi như vậy có tốt hay không. Với cách làm này tôi nghĩ rằng cha mẹ sẽ dần kiềm chế được hành vi nóng tính của con và giúp trẻ dần điều chỉnh được cảm xúc của mình.
- Bé rất hiếu động, hay bắt xhước, leo trèo như con trai. Em cho bé chơi bán hàng, búp bê... để hạn chế sự hiếu động. Xin tư vấn cách làm bé ngoan và vâng lời hơn. (DUONG HONG ANH, 30 tuổi)
PGS Nguyễn Công Khanh: Bé gái ở tuổi mầm non rất hiếu động, thích leo trèo, chạy nhảy như con trai cũng là điều bình thường. Không nên cấm hoặc buộc trẻ chơi những trò chơi bán hàng, búp bê mà trẻ không thích. Hãy để trẻ tham gia các trò chơi vận động, chơi cùng với trẻ nhưbế những con búp bê/những con vật. Có thể đặt những câu hỏi búp bê có mệt không, con chạy có làm đau búp bê không, búp bê đói chưa? Sử dụng phương pháp bắc cầu từ những trò chơi mạnh thể lực chuyển dần sang các trò chơi trí tuệ như xếp hình, bán hàng, tô tượng. Nếu bạn kiên trì, sau một khoảng thời gian, bé sẽ dần thích cả những trò chơi đặc trưng của các bạn gái.
Muốn bé ngoan hơn, biết vâng lời hơn, hãy sử dụng nhiều trò chơi đóng vai, mượn những câu chuyện giàu xúc cảm, giàu tình tiết cho trẻ diễn kịch, đóng vai và kể lại, đó là cách tốt nhất để giúp trẻ cảm nhận, trải nghiệm các xúc cảm tích cực, dần hình thành những thói quen tốt.
- Làm thế nào để chị 3 tuổi thương và chơi vói em được gần 1 tuổi, vì chị rất hay ganh và đánh em. (Trần Thị Thanh Hương, 30 tuổi, 73/34A Bùi Đình Túy P12, Q Bình Thạnh, HCM).
ThS Trần Văn Tính: Việc chị hoặc anh đánh em cũng giống như đứa trẻ thứ nhất ghen tỵ khi mẹ mang thai và sinh đứa con thứ hai. Trẻ ghen tỵ như vậy hầu như là do người lớn. Thực chất trẻ làm vậy vì muốn bảo vệ sự quan tâm của cha mẹ đối với mình. Trẻ sợ khi có em bé thì bố mẹ sẽ không quan tâm đến mình nữa và nảy sinh sự ghen tỵ, đến mức nào đó sẽ thành hành vi đánh em (trên thực tế hiện tượng này xảy ra tương đối nhiều). Vậy vấn đề cần thiết ở đây là cha mẹ hãy quan tâm đến các con như nhau, không nên thiên vị, đặc biệt nên lôi kéo chị hoặc anh vào việc chăm sóc em. Điều này không những làm cho tình cảm chị em tốt hơn mà còn giúp trẻ trưởng thành hơn.
- Con tôi tròn 4 tuổi rất thích vẽ và tô màu. Cháu được cô giáo nhận xét là vẽ đẹp. Tôi nên làm gì đề phát triển thêm năng khiếu của bé? Cháu nhà tôi rất nhát vì vậy tôi đang có dự định cho cháu đi học tiếng Anh do ngưòi nước ngoài dạy 1 tuần/buổi để cọ xát với môi trường, như vậy có nên không? (Vũ Thị Bích Hiền, 31 tuổi, Hạ đình, thanh xuân, hà nôi)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Ở lứa tuổi mầm non, trẻ có những biểu hiện thiên hướng về một lĩnh vực nào đó nhưng nhìn chung nghệ thuật là một lĩnh vực rất phù hợp để phát triển cho trẻ ở giai đoạn này. Nhưng để phát hiện ra năng khiếu thực sự đòi hỏi có thêm thời gian cùng các hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, hội họa. Điều quan trọng ở lứa tuổi này là chúng ta giúp trẻ thể hiện thế giới nội tâm thông qua các bức tranh. Ý nghĩa của bức tranh quan trọng hơn là bức tranh ấy được vẽ như thế nào. Vẽ đẹp chỉ là yếu tố kỹ thuật, với trẻ cảm xúc là quan trọng cho nên rất tốt khi chị bồi dưỡng thêm thế giới cảm xúc để trẻ thể hiện trong bức tranh của mình. Chị có thể cho cháu tham gia thêm sinh hoạt ở các câu lạc bộ về hội họa.
Đi học tiếng Anh không phải là phương án tối ưu để giải quyết chuyện nhút nhát của cháu. Bởi vì để tăng tính tự tin, chúng ta phải có những cách đặc biệt hơn: tăng giao tiếp của trẻ với người khác; cho trẻ đến chỗ đông người nhiều hơn; giúp cho trẻ hoàn thành được nhiều công việc hơn để trẻ tự tin vào chính mình... Việc học tiếng Anh có thể mang lại sự tự tin nếu giáo viên có những phương pháp tốt nhưng cũng có thể tạo thêm áp lực nếu cháu thấy mình không thành công.
- Tôi có con trai 20 tháng tuổi, rất thích chơi kìm, búa, tua-vít, ô tô, đá bóng. Liệu những trò chơi đó có ảnh hưởng tới nghề nghiệp sau này của cháu không? (Ngo Thanh Hieu, 28 tuổi, Khu liên hợp thể thao Quốc gia)
PGS Nguyễn Công Khanh: Bé trai thường thích những trò chơi xây dựng, khám phá, như vậy con chị thích những đồ chơi như kìm, búa, ô tô, đá bóng đều tốt. Nó thể hiện rõ hứng thú với trò chơi của các bạn trai ở tuổi mầm non. Vấn đề là làm sao khi trẻ chơi những đồ chơi này trẻ học được cách tư duy, cách phân loại phát hiện những thuộc tính, đặc điểm, công dụng của các đồ vật này. Trẻ cũng có thể dùng những đồ chơi này để chơi các trò chơi phát triển trí tuệ như cái gì đi cùng hoặc không đi cùng với những cái khác (chị giúp trẻ xếp những đồ vật cùng loại - búa, kìm, bánh xe, tua-vit... sao cho trong đó có một vật không đi cùng, chẳng hạn, chìa khóa xe, rồi hỏi vé không đi cùng).
Những trò chơi của trẻ thường hết sức đa dạng, trẻ có thể say mê các trò chơi bóng đá nhưng không gì đảm bảo trẻ sẽ trở thành cầu thủ bóng đá. Bởi vì quá trình trẻ lớn lên có rất nhiều yếu tố chi phối ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của trẻ trong tương lai. Tốt nhất là chị hãy cho trẻ chơi những thứ mà trẻ thích, lồng vào đó những ý đồ chơi, tình huống, câu hỏi ngầm kích hoạt tư duy phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, trí tuệ cảm xúc.
- Em muốn hỏi một số đồ chơi thich hợp cho con gái 1,5 - 2 tuổi. (Hoàng Thu Minh)
ThS Hoàng Văn Tính: Nhiều cha mẹ khi mua đồ chơi không chú ý đến độ tuổi nên có trẻ chơi thấy chán vì đồ chơi quá đơn giản, hy quá khó. Đồ chơi cho trẻ ở các độ tuổi đều có, anh chị khi mua nên để ý đến tuổi chơi. Là bé gái, anh chị có thể cho trẻ chơi đồ chơi với búp bê như: tạo hình con búp bê với các cảm xúc khác nhau để trẻ đoán, gợi ý đến trẻ trả lời tại sao búp bê lại có cảm xúc như vậy, xếp một vài con búp bê lại với nhau và yêu cầu trẻ kể thành câu chuyện, tập cho búp bê ăn và kể chuyện cho búp bê nghe... Những cách chơi này sẽ giúp được trẻ phát triển tốt trí tuệ cảm xúc, đặc biệt là trí sáng tạo. Với một đồ chơi, chúng ta có thể nghĩ ra rất nhiều cách chơi để giúp trẻ phát triển trí não.
- Con trai em 25 tháng, rất thuận tay trái, ví dụ như cầm bút vẽ, cầm muỗng ăn đều bằng tay trái. Vậy em có nên ép trẻ sử dụng tay phải hay không? Em sợ viết tay trái sẽ ảnh hưởng đến việc học sau này của bé. (Nguyễn Thị Mỹ Phương, 32 tuổi, 54 Trần Hữu Trang, Phú Nhuận, TPHCM)
ThS Trần Văn Tính: Việc trẻ thuận tay phải hay tay trái không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. Nếu có thể, hãy rèn cho bé thuận cả hai tay càng tốt. Vấn đề ở đây là ở Việt Nam, người thuận tay phải sẽ thuận tiện hơn trong rất nhiều việc, chẳng hạn như đi đường, lái xe... Cũng không nên trừng phạt trẻ như một số bố mẹ vẫn làm, như khi con dùng tay trái thì cầm thước đánh vào tay con, bắt phải dùng tay phải bằng được. Hãy để trẻ phát triển tự nhiên.
- Do điều kiện công tác nên con thứ hai 17 tháng của tôi phải ở quê với ông bà từ khi 14 tháng tuổi. Xin hỏi như vậy có ảnh hưởng đến chỉ số IQ và EQ của cháu không? Trong điều kiện đó, làm sao để phát triển trí tuệ cho cháu? (Vương Kinh, 33 tuổi, Tổ 28- P. Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy)
ThS Trần Văn Tính: Việc gửi cháu sống với ông bà cũng sẽ có ảnh hưởng phàn nào đến đời sống tâm lý của cháu, ví dụ như sự gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ giảm đi (thời điểm này, việc giao tiếp cảm xúc với con của cha mẹ là cực kỳ quan trọng). Tuy nhiên vì điều kiện công tác, anh chị phải gửi con cho ông bà thì nên tạo điều kiện về môi trường tốt nhất, ví dụ về điều kiện sống, điều kiện giao tiếp, tiếp xúc tình cảm với những người thân, điều kiện giáo dục trẻ một cách tốt nhất thì sẽ không ảnh hưởng đến chỉ số IQ và EQ.
- Tôi có cháu trai 26 tháng đang sống ở Séc. Do ở ngoài thì tiếp xúc với tiếng Sec, về nhà bố mẹ nói tiếng Việt nên cháu bị chậm nói dù hiểu cả 2 ngôn ngữ. Cháu có thể bắt chước từng từ một nhưng chưa thể tự nói ra được. Tôi nên làm thế nào? (Hang Nga, 25 tuổi, CH Sec)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp như cháu. Nếu chúng ta không tạo ra môi trường thuần khiết về mặt ngôn ngữ, điều đó sẽ khó khăn cho trẻ. Đặc biệt giai đoạn 1 đến 5 tuổi nếu trẻ không có môi trường thuận lợi thì có thể bị mất đi cơ hội phát triển ngôn ngữ. Anh chị xem nếu thời gian cháu đi học nhiều hơn, tiếp xúc với tiếng Sec nhiều hơn thì ở nhà cũng nói tiếng Sec. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ làm công cụ để tư duy. Đến khi nào cháu đã có khả năng giao tiếp thông thường bằng một ngôn ngữ, lúc đó hãy cho cháu tiếp xúc với một ngôn ngữ thứ hai.
- Có phải những em bé hiếu động thông minh hơn nhưng em bé ngoan không nghịch ngợm? Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ bao nhiêu phần trăm? (Nguyen Thi Thao, 32 tuổi, Dong Da - Ha noi)
PGS Nguyễn Công Khanh: Cảm nhận của người lớn nói chung thường cho rằng những em bé hiếu động thông minh hơn những em bé quá hiền. Điều này có phần nào đúng bởi vì những trẻ thông minh thường nhận thức rất nhanh, thích khám phá, thích trải nghiệm. Chúng luôn tò mò nghịch ngợm, đấy chính là quá trình thể hiện nhằm khám phá những khả năng của bản thân. Đây là những cơ hội tốt để trẻ phát triển nhanh những năng lực trí tuệ.
Trong khi đó những bé hiền ít có cơ hội khám phá ít trải nghiệm, điều này dẫn đến hậu quả bé trở nên nhút nhát, ít tự tin, ít thấy mình có giá trị. Bé sẽ từ chối các cơ hội tương tác với trẻ khác. Mà chính sự tương tác lại kích hoạt nhiều nhất sự phát triển trí tuệ, nhân cách.
Chế độ dinh dưỡng chắc chắn có ảnh hưởng nhiều ít đến sự phát triển nói chung, trí thông minh nói riêng của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định chính xác chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu phần trăm, bởi vì dinh dưỡng chỉ là một trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Nhiều trẻ lười ăn sự phát triển thể chất chưa tốt nhưng lại có trí tuệ rất tốt.
- Con trai tôi 3 tuổi, ở nhà cháu thường không thích bạn bè vào nhà chơi. Chỉ nghe tiếng bạn bè tới cửa là cháu ra đóng cửa lại ngay. Ba mẹ hỏi thì cháu trả lời, chỉ thích chơi với ba, mẹ và ở nhà thôi. Cháu chơi với người cùng lứa tuổi thường không bền, hay gây sự và tranh giành. Xin hỏi như vậy ba, mẹ cháu nên làm gì thì thay đổi được suy nghĩ của cháu. (Phạm Thanh Phương, 30 tuổi, Hà Nội)
ThS Trần Văn Tính: Việc trẻ không thích giao tiếp và tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà chỉ tiếp xúc với người trong gia đình hầu như là do trẻ bị "đóng cửa" trong môi trường gia đình. Cháu không được giao tiếp với bên ngoài, chỉ ở trong nhà với bố mẹ ông bà thì chắc chắn sẽ rất hạn chế khi giao tiếp với những người bên ngoài. Nếu trẻ tiếp tục không được giao tiếp như vậy thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân trẻ sợ đi học vì trẻ sợ xa gia đình. Vì vậy, gia đình nên cho bé giao tiếp với môi trường xung quanh, bạn bè, người lớn để dần hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội cho bé, tránh sự co mình, tách biệt khỏi xã hội khi trưởng thành. Việc giúp bé giao tiếp sẽ mất rất nhiều thời gian và cần sự kiên trì. Anh chị có thể cho bé tham gia vào nhóm chơi của trẻ khu phố, đi du lịch cùng nhóm trẻ khác, khích lệ, động viên trẻ khi giao tiếp với người khác.
- Con trai tôi rất lười ăn, vậy có trò chơi nào kích thích con ăn ngon miệng (Trần Thị Nhung, 27 tuổi, 195 nghi Tam, Tây Hồ)
PGS Nguyễn Công Khanh: Nhiều trẻ rất lười ăn thường kéo dài giờ ăn từ 1 đến 3 tiếng. Cha mẹ tìm đủ cách chẳng hạn bật phim hoạt hình cho trẻ chơi trò chơi điện tử, kể chuyện... Tuy nhiên, bữa ăn vẫn khó kết thúc trong khoảng 1 tiếng. Việc kéo dài bữa ăn trước hết ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ bởi vì khoảng cách giữa các bữa ăn bị kéo dài làm trẻ không có cảm giác đói. Trẻ có thể ra điều kiện phải xem hoạt hình phải đọc chuyện mới chịu ăn. Điều này giống như những phản xạ có điều kiện trẻ sẽ kéo dài bữa ăn để được xem hoạt hình hoặc được nghe kể chuyện. Những bữa ăn kéo dài thường làm hỏng men răng dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến răng lợi.
Có một số trò chơi kích thích trẻ ăn ngon miệng chẳng hạn trước khi ăn cho trẻ tham gia nấu các món ăn mà mình thích. Trẻ được cùng mẹ "tham gia vào quá trình nấu", được hỏi về mùi vị, được nếm thử... Những trò chơi kiểu này hỗ trợ đáng kể việc ăn của trẻ.
- Chồng tôi rất yêu cháu nhưng không có nhiều thời gian và sức khoẻ để chăm sóc và chơi cùng. Cháu rất quấn mẹ và thường không chơi với bố được lâu. Liệu không được chơi cùng với cả bố lẫn mẹ bé sẽ không phát triển được trí tuệ một cách tốt nhất? Làm thế nào để cho chồng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải dành thời gian và sức lực để chơi với cháu? Cháu 1 tuổi thì phải chơi những trò chơi như thế nào là phù hợp? (Nguyễn Thị Thanh Hiền)
ThS Trần Văn Tính: Việc cha mẹ chơi cùng trẻ mỗi ngày giúp cho trẻ thông minh hơn, giầu tính tương tác, phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ và phát triển tình cảm gắn bó với gia đình khi trưởng thành. Nếu cả cha mẹ cùng chơi với trẻ là tốt nhất bởi vì mẹ có cách chơi mang tính nữ giới nhiều hơn còn cha chơi mang tính nam giới nhiều hơn như vậy sẽ giúp cho trẻ phát triển cân đối hơn, tránh nghiêng về một hướng (ví dụ bé trai chỉ chơi với mẹ mà không chơi với bố dễ có tính cách như nữ giới hơn và ngược lại). Cha me nên dành thời gian mỗi ngày để chơi với con. Tuy nhiên, cha mẹ cùng chơi với con phải thống nhất với nhau, tránh việc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” khiến trẻ không biết đi theo hướng nào.
Việc làm thế nào để bố chơi với con là chuyện “tư vấn người lớn”. Điều này hơi khó bởi rất nhiều lý do, tuy nhiên, nếu chúng ta không hiểu trẻ em thì khó dành thời gian quan tâm đến trẻ. Vì vậy, bằng cách này hay cách khác chị “tạo điều kiện” giúp chồng biết được những thông tin về nuôi dạy trẻ ví dụ bảo chồng cùng tham gia buổi tư vấn trực tuyến hôm nay chẳng hạn...
Có nhiều đồ chơi phù hợp với độ tuổi và gia đình nên đọc hướng dẫn khi mua đồ chơi cho con, còn các trò chơi cũng nên căn cứ vào độ tuổi để chơi, không nên chơi những trò của độ tuổi lớn hơn nhiều quá.
- Tôi có cháu ngoại 3 tuổi rất thông minh, nhiều khi cháu hay hỏi những câu hỏi tôi không biết trả lời thế nào ,vì vậy tôi muốn hỏi các chuyên gia có những tài liệu nào đẻ tôi có thể tham khảo (Lê Thị Xuân, 33 tuổi, Hoan Kiem Ha noi)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Câu hỏi "tại sao" dường như luôn được đặt ra ở trẻ lứa tuổi mầm non và quả thực rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc trả lời. Trước hết chúng ta phải hiểu vì sao trẻ hỏi: Muốn được quan tâm, được nói chuyện, hỏi để thiết lập quan hệ và sau cùng là hỏi để biết. Việc trả lời không đòi hỏi sự chính xác mà trả lời thế nào để duy trì quan hệ và kích thích những câu hỏi tiếp theo. Tại trường Hoàng Gia, chúng tôi cũng có rất nhiều tài liệu cũng như những buổi nói chuyện về chuyên đề này (Trả lời các câu hỏi Tại sao của bé). Gia đình có thể tham khảo các khóa bồi dưỡng này để có thêm kiến thức trong việc giáo dục và nuôi dạy con trẻ.
- Tôi có con trai 5 tuổi và con gái 1 tuổi. Với cháu trai hiếu động và nghịch ngợm, vào cuối tuần tôi để chơi trong sân vườn với các trẻ khác, tự do đá bóng hoặc trốn tìm. Các buổi tối tôi cho cháu ngồi tập viết chữ khoảng 15 phút theo chương trình mẫu giáo, sau đó ngồi nói chuyện với con về việc học ở lớp, chơi trò Sudoku và cuối cùng là nghe đọc truyện trước khi đi ngủ. Con tôi rất thích nghe bố mẹ đọc hoặc kể chuyện, nhờ vậy vốn từ của cháu khá phong phú và diễn đạt khá tốt những cảm xúc của mình. Với cháu gái, tôi có gắng dành nhiều thời gian trò chuyện, hát cho con nghe, nhìn các sự vật và gọi tên, lăn bóng qua lại với con, chơi ú oà.... Cách dạy như vậy đã đúng chưa? (Nguyễn Thị Thanh Hiền)
ThS Trần Văn Tính: Chúng tôi thấy việc chị dạy cháu như vậy là tốt. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến cách chơi, cách dạy trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy tự tin, sáng tạo và say mê với hoạt động chơi hay với các câu chuyện mẹ kể. Đối với trẻ nhỏ, nên chú ý một số điểm khi chơi:
- Luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ tìm thấy hứng thú, say mê hơn. Nếu trẻ làm điều gì đó chưa được thì nên góp ý nhẹ nhàng hơn như: "Theo mẹ nên cố gắng một chút nữa ở điểm này sẽ tốt hơn hoặc là con hãy cố gắng lên, mình sẽ thành công".
- Không nên áp đặt trẻ theo một khuôn muẫu định sẵn, cứng nhắc (tuy nhiên, nếu quá lệch lạc thì cần phải điều chỉnh), cho trẻ tự do lý giải và trình bày bảo vệ sẽ giúp trẻ sáng tạo và tự tin hơn. Ví dụ, khi chuẩn bị có mưa thường có chớp sáng, chúng ta thường nghĩ và dạy trẻ đó là ánh chớp báo hiệu trời sắp mưa. Nhưng trẻ lại không nghĩ vậy và bảo là ông trời đang “chụp ảnh” là khác với những gì chúng ta đang dạy. Liệu trẻ nghĩ vậy có sai không? Chúng ta hãy để cho trẻ giải thích, nếu có lý hay thì chúng ta không những chấp nhận mà còn động viên trẻ nữa, điều này sẽ giúp cho trẻ tích cực và sáng tạo hơn.
- Khi trẻ kể một câu chuyện, làm xong một đồ chơi hay, đóng một vở kịch, xem phim hoạt hình, cha mẹ nên đặt những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ, phát triển sáng tạo...
- Khi làm được một sản phẩm nào đó thì yêu cầu trẻ phải giải thích, bảo vệ quan điểm của mình.
- Con trai tôi 5 tuổi, rất hiếu động, nghịch ngơm, hay tò mò với các câu hỏi tại sao, nhưng cháu chỉ thích chơi với các bạn gái (trong lớp cháu bé hơn nên gọi các chị) mà ít chơi với các bạn trai. Cháu có giái thích vì các chị không hay bắt nạt và giành đồ chơi như các anh. Bố cháu thì lo rằng việc chỉ chơi với con gái sẽ làm cháu nhiều tính nữ. Vậy chúng tôi nên giải thích và hướng dẫn thế nào để cháu mạnh mẽ hơn? (Đỗ Bích Hà, 50 tuổi, Hà Nội)
PGS Nguyễn Công Khanh: Một số bé trai thích chơi với bé gái nhiều hơn nhóm bạn trai cùng tuổi cũng là điều bình thường. Vấn đề là trẻ chơi những trò chơi gì, chơi như thế nào, vị thế của trẻ trong các trò chơi này, trẻ cảm nhận như thế nào về chính trò chơi cùng các bạn. Nếu trẻ chỉ thích những trò chơi thiên về sự nhẹ nhàng như bán hàng, búp bê... thì điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển nam tính sau này.
Trẻ rất thích chơi với nhóm bạn cùng giới nếu được đám bạn thừa nhận không tẩy chay, nếu nhóm bạn cùng giới thích bạo lực hay tẩy chay trẻ có xu hướng tìm nhóm bạn khác giới để chơi.
Người lớn có thể điều chỉnh hành vi này của trẻ bằng cách cùng chơi các trò diễn kịch, đóng vai, dựa trên các câu chuyện trong đó có các nhân vật là con trai, con gái, có tính cách khác nhau. Sau những trò chơi như vậy, trẻ dần được trải nghiệm và nhận ra những tính cách dũng cảm, mạnh bạo, sẵn sàng giúp đỡ người khác... là những đặc trưng của bé nam. Người lớn cũng có thể cùng chơi các trò chơi xây dựng, tháo lắp, trong quá trình chơi, đặt ra cho trẻ những câu hỏi con trai có những đặc điểm gì khác con gái; con trai thích gì... Đây là những cách dẫn dụ để lôi kéo trẻ tham gia những trò chơi của các bạn nam.
- Con gái tôi vừa tròn 2 tuổi, rất thích hát, đọc truyện, đọc thơ. Khi chơi đồ chơi cháu thích búp bê, gấu, ôtô và cả súng của con trai nữa. Cháu cũng rất thích chơi xếp hình. Cháu đặc biệt thích ca nhạc, thuộc rất nhiều bài hát. Tính cháu rất hiếu động, tôi muốn tiến sĩ tư vấn cho cháu trò chơi nào phát triển trí tuệ và làm cho cháu bớt nghịch ngợm. Tôi định mua cho cháu một giá vẽ không biết tuổi của cháu đã sử dụng được chưa vì cháu rất hay cho mọi thứ vào mồm? (Nguyễn Thị Thủy)
ThS Trần Văn Tính: Trò chơi phát triển trí tuệ bao gồm nhận biết, phân biệt các mầu sắc, kích thước của các sự vật hiện tượng, khám phá thể giới xung quanh về động vật, thực vật, cây trồng, phát hiện các chi tiết đồng nhất và khác biệt giữa các bức tranh, suy luận logic qua các bức tranh...
Trò chơi giúp trẻ thông minh và bớt hiếu động gồm xếp hình sáng tạo (các khối gỗ), sau đó giới thiệu về sản phẩm hình ghép của mình. Có thể chơi trò chơi tập đi trên một đường thẳng để giúp bé tập trung chú ý cao và giảm bớt tính hiếu động.
- Tôi có một cháu trai 8 tuổi và một cháu gái 3 tuổi. Khi dành thời gian nói chuyện, chơi hoặc chơi thể thao (bơi lội, bóng rổ...) với các cháu, tôi thấy mình hiểu các con hơn và từ đấy biết được các cháu cần gì ở lứa tuổi mình. Xin được hỏi, các trò chơi nào thích hợp với các lứa tuổi các cháu từ 3 tuổi đến 10 tuổi? (Ngô Thị Quỳnh Hoa, 36 tuổi, Hanoi)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Thật tuyệt vời khi chị đã giành thời gian để chơi với cháu và chia sẻ cùng cháu. Có rất nhiều trò chơi cho trẻ mầm non cũng như tiểu học. Chị có thể tìm mua các loại sách này ở hiệu sách bất kỳ. Ngoài ra, chị có thể tham gia các khóa bồi dưỡng phụ huynh về phương pháp chơi với con để phát triển trí thông minh. Các khóa học này hướng dẫn phụ huynh về các nguyên tắc sáng tạo trong thiết kế và cách thức chơi. Phụ huynh hoàn toàn trở thành nhà sáng tạo để tạo nên những đứa con sáng tạo. Vì câu hỏi quá rộng nên chúng tôi không thể đáp ứng qua việc trả lời này.
- Tôi có cháu 8 tuổi bị tăng động thì nên cho chơi những trò gì? (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 38 tuổi, Số 41 Ngách 2/1/1 Vũ Thạnh - HN)
PGS Nguyễn Công Khanh: Trẻ em bị tăng động (ADHD) thường có những đặc điểm không thể ngồi yên một chỗ, không có khả năng tập trung chú ý. Những trò chơi tăng cường khả năng chú ý sẽ có lợi. Tuy nhiên, trước đó trẻ cần được các chuyên gia tâm lý sử dụng các trắc nghiệm chuyên biệt để có chẩn đoán, chỉ định trị liệu tâm lý thích hợp.
Người lớn có thể sử dụng những bức tranh giống nhau, chỉ khác một vài chi tiết được ẩn giấu rồi cho trẻ nhận biết, tìm ra những điểm khác biệt giữa 2 bức tranh. Để tăng hiệu quả của trò chơi, hãy để những bức tranh này ở những vị trí cách xa nhau, đòi hỏi trẻ phải chạy từ chỗ này sang chỗ khác (quá trình chạy có thể giúp trẻ giải thoát năng lượng làm giảm sự tăng động, buộc trẻ phải ghi nhớ trong đầu những chi tiết ở bức tranh trước đó... Cũng vậy, các trò chơi xếp một loạt các con vật trước mặt trẻ sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt, rồi người lớn bí mật thay đổi vị trí hoặc lấy ra thêm vào, sau đó hỏi trẻ những con vật nào bị đổi chỗ, những con nào bị lấy ra. Chính quy tắc chơi này buộc trẻ phải tăng cường khả năng tập trung chú ý. Hãy kiên trì học cách chơi với trẻ theo kiểu được gợi ý sẽ giúp con chị giảm tăng động và tăng cường chú ý.
- Tôi có cháu trai 7 tuổi và cháu gái 2 tuổi. Do chênh lệch về lứa tuổi, khác biệt về giới tính, cả về mức độ nhận thức, thời gian dành để các cháu chơi không nhiều, chỉ có ngày nghỉ cuối tuần mà sân chơi còn ít quá nên tôi chưa biết cách nào để có thể chơi với cả hai con mà vẫn phát huy được khả năng của các cháu? (Nguyễn Thu Nga, 35 tuổi, 83 Ngõ 554 Trường Chinh, Hà nội)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Hằng ngày, mỗi cháu đã có những lớp học của riêng mình (nếu cháu 2 tuổi đã đi học). Chính vì vậy vào những ngày nghỉ cuối tuần chị có thể tìm những hình thức và trò chơi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, tức là những hoạt động nào đó phù hợp với cả trẻ 7 tuổi và trẻ 2 tuổi. Theo tôi, chị hãy hướng dẫn trẻ 7 tuổi những hoạt động nào đó để trẻ có thể chơi với trẻ 2 tuổi mà chị chỉ là quan sát viên, là người giao nhiệm vụ và hỗ trợ khi cần thiết. Hãy cho trẻ 7 tuổi quyền chủ động trong tổ chức và điều khiển quá trình chơi với trẻ 2 tuổi. Thí dụ: Anh có thể dạy em cách xếp một cây thông, cách chồng các hình khối thành một tòa nhà, hình nào đặt trước, hình nào đặt sau, anh hãy hướng dẫn em; còn chị hãy hưỡng dẫn cháu trai cách chơi với em gái. Thông qua hoạt động này, cháu trai học được nhiều kỹ năng: kỹ năng hợp tác, kỹ năng lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và kỹ năng giải quyết vấn đề. Và cháu gái cũng có thêm được kiến thức mới và những cảm xúc mới.
- Con trai tôi 16 tháng 8 ngày tuổi nhưng chẳng biết chơi thứ gì cho ra trò. Bé cầm cái gì cũng chỉ biết đưa vào miệng rồi 2-3 phút sau là bỏ. Bé phá mọi thứ trong nhà, luôn tay luôn chân ít khi chịu ngồi yên một chỗ. Tôi thắc mắc tuổi này có thể dạy cháu biết chơi được hay không bởi vì tôi đã dạy nhưng rồi bé cũng chỉ ngậm và cắn đồ chơi? Có phải đến khi nào biết nói thì bé mới có thể chơi "ngon lành" như kiểu của trẻ con? (Nguyễn Phương Châu)
ThS Trần Văn Tính: Chúng tôi không hiểu quan niệm của gia đình thế nào là một trò chơi “ngon lành”? Cháu mới có 16 tháng thôi. Anh chị yên tâm, với sự dạy dỗ dần dần cháu sẽ chơi được trò chơi như anh chị mong muốn. Khi mua đồ chơi gì thì anh chị cũng cần xem xét đến độ tuổi chơi trên phong bì cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, với trẻ 16 tháng tuổi, nh chị cần chú ý một số điểm sau: Dạy cho bé cách thìa để ăn, biết tự cầm cốc để uống nước, khi bố mẹ làm việc nhà có thể cho con tham gia cùng để tăng cường khả năng giao tiếp cảm xúc cho trẻ... Cha mẹ có thể tập cho con tập vẽ (kỹ năng cầm bút), xếp, lắp ghép các khối gỗ cho khéo, dạy con tập nói từng từ một (độ tuổi này cháu phải nói được từ 3 đến 6 từ đơn), đưa các bức tranh, hình ảnh để dạy trẻ nói... Giúp bé phát triển vận động như đá bóng, chạy nhảy, nhảy theo các bản nhạc...
- Con tôi 5 tuổi, cháu rất thích chơi trò chơi vợ chồng, 2 chị em họ chơi với nhau toàn xưng anh em, thích xem phim tình cảm, cháu cũng hay nói chuyện với mẹ về sau này lớn lấy chồng... Tôi sợ sau này ảnh hưởng cháu sẽ rơi vào chuyện yêu đương quá sớm, vậy có cách nào chỉnh sửa hành vi suy nghĩ của cháu? (Hiền, 31 tuổi, Hà Nội)
PGS Nguyễn Công Khanh: Trẻ mẫu giáo thường được cha mẹ cho tham dự các đám cưới, các bữa tiệc, điều này để lại những ấn tượng rất mạnh với trẻ. Trẻ nhìn thấy những bộ váy đẹp, những cách ứng xử nhẹ nhàng, trẻ có xu hướng bắt chước. Sự bắt chước, mô phỏng này có thể xuất hiện ở một số trẻ mẫu giáo. Những trẻ này sớm phát triển các khả năng nhạy cảm về xúc cảm, hay để ý đến những hành vi của người lớn (bố mẹ ngủ với nhau thế nào...) Có một số trẻ xuất hiện hiện tượng thủ dâm sớm. Tất cả những biểu hiện trên đều có nguyên nhân từ sự bắt chước, phơi nhiễm, mô hình hóa. Người lớn cần để ý những biểu hiện này xuất hiện có thường xuyên hay không. Nếu đó chỉ là những trò chơi mô phỏng bất chợt thì không có gì đáng ngại. Trường hợp ngược lại nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên và trẻ không hứng thú những gì khác ngoài phim tình cảm, chơi với các bạn khác giới những trò chơi vợ chồng thì người lớn cần can thiệp bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện sử dụng những trò chơi đóng vai để giúp trẻ ra khỏi những suy nghĩ luôn ám ảnh.
- Thời gian chơi với con nên như thế nào là tốt? Bố mẹ chơi với con theo đồ chơi, lĩnh vực chúng thích hay có định hướng của người lớn? Làm thế nào để chơi với con hiệu quả? Trong khi chơi với con thì bố mẹ cần chú ý quan sát điều gì? (Phạm Quang Đồng)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Bố mẹ dành thời gian chơi với con là sự đầu tư cho tương lai và gặt hái hiện tại. Chính vì vậy, không ai có thể giới hạn bao nhiêu là đủ. Nhưng chúng ta chỉ có thể chơi với trẻ khi trẻ sẵn sàng, hứng thú và khi trẻ có sức khoẻ. Chính vì vậy anh chị có thể tìm sự phù hợp đó để chơi với con hiệu quả.
Chúng ta có lúc chơi theo cách con muốn, lúc thì chơi theo cách bố mẹ muốn. Cố gắng tạo sự bình đẳng này, nếu không sẽ xảy ra những tính nết khác của cháu. Tuy nhiên cũng phải lựa khéo léo nếu không chẳng ai chơi được với ai. Hãy có những thoả thuận trước về cách chơi trước khi chơi.
Chơi với con hiệu quả khi bạn biết bạn chơi với con đạt mục đích gì? Và sau đó bạn có thể nghĩ mọi trò, mọi cách để đạt được mục đích. Thường các bậc cha mẹ khi chơi với con ít khi đặt ra mục đích, cái được mang tính ngẫu nhiên. Cần làm cho mình trở thành nhà giáo dục có mục đích, hiệu quả sẽ cao hơn. Trong khi chơi với con, cần quan sát hành vi, quá trình tư duy đi đến quyết định của con, hay quá trình giải quyết vấn đề, bởi kết quả cuối cùng của trẻ không quan trọng bằng chính con đường đi đến kết quả.
- Muốn bé sau này phát triển ngoại ngữ, nên bắt đầu cho bé làm quen từ khi nào và học và chơi như thế nào? (Minh Hải, 31 tuổi, Nguyễn Xí, Bình Thạnh , Tp, HCM)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Rất nhiều phụ huynh quan tâm vấn đề học ngoại ngữ của con ngay từ nhỏ và cũng có rất nhiều chuyên gia có những ý kiến không thống nhất về thời điểm cho trẻ bắt đầu đi học ngoại ngữ. Chúng tôi cho rằng việc bắt đầu học ngoại ngữ sớm, ngay từ tuổi mầm non là chưa cần thiết. Rất khó khăn cho trẻ khi tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi, biểu đạt tư duy bằng tiếng mẹ đẻ còn chưa mạch lạc nay lại phải tiếp nhận một ngôn ngữ mới. Nếu việc học ngoại ngữ của trẻ mầm non chỉ dừng ở vài từ chỉ đồ vật, chỉ tính chất thì trẻ hoàn toàn có thể có được nó trong 1-2 tháng sau này khi bước sang tuổi tiểu học. Nhưng nếu chúng ta chỉ đặt mục tiêu là cho trẻ làm quen với ngoại ngữ như là một con đường để trẻ phát triển tư duy, để trẻ cảm nhận về văn hóa của một đất nước thì chúng ta cũng có thể cho trẻ làm quen với nó. Chỉ có rất ít trường hợp đặc biệt trẻ mới có thể học và sử dụng ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non này.
- Con em 5 tuổi, có biểu hiện mê game, cả ngày có thể ôm máy tính. Vậy, mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi có thể làm gì để cháu ít chơi game, và xin tư vấn những trò chơi tăng cường trí thông minh cho cháu. (Nguyễn Quốc Anh, 30 tuổi, Hải Dương)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Anh cần phải có những quy định và nguyên tắc trong việc sử dụng chiếc máy tính. Nhiều lúc người lớn phải hy sinh để tạo môi trường thuận lợi cho con. Anh chị hãy cất máy tính của gia đình đi để cháu không thể vòi vĩnh chơi mà anh chị lại khó từ chối. Nếu gia đình không có máy thì cháu cũng chưa thể tự động ra ngoài để chơi game. Chính vì vậy, trước hết anh chị phải có quyết định về chiếc máy tính của gia đình và sau đó thay vào các hoạt động như: đưa con đi chơi công viên, hai bố con cùng đá bóng, hay cùng chơi cờ, hay trò chơi nào đó mà cháu thích.
- Khi trẻ 7 tuổi lấy lén tiền tự đi mua đồ chơi (dù biết điều đó là xấu - tiền còn dư mang về cất giấu lung tung) thì nên dạy dỗ thế nào? (Tran Thanh Loc, 38 tuổi, 40/04, Khu Phước Thuận, Long Thanh, đồng nai)
PGS Nguyễn Công Khanh: Nhu cầu có đồ chơi, có sách truyện thường xuất hiện ở trẻ. Trẻ có thể xin tiền cha mẹ để mua, tuy nhiên, một số trẻ do quan hệ không cởi mở với bố mẹ, trẻ ngại không dám hỏi xin tiền khi bố mẹ để ví tiền ở những nơi trẻ phát hiện chúng có thể lấy. Thật ra khi lấy trộm tiền của bố mẹ đi mua đồ chơi, trẻ biết đó là hành vi xấu nhưng không hiểu được những hậu quả đạo đức đằng sau đó. Tốt nhất nếu điều đó chỉ xảy ra một lần với trẻ cha mẹ cần nói chuyện công khai với bé, giải thích cho bé hiểu bé cần tiền để mua đồ chơi, sách, nếu bé giải thích được, thuyết phục được bố mẹ sẽ sẵn sàng cho. Việc lấy trộm dẫn đến sự tức giận không còn tin tưởng ở trẻ, điều này sẽ làm thương tổn cả bố mẹ lẫn trẻ.
Cha mẹ luôn để ý đến nhu cầu tiêu tiền của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện lén lấy tiền nhiều lần mặc dù biết bố mẹ rất tức giận thì những hành vi như vậy bị xem là kém thích nghi về mặt đạo đức, nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần gặp các chuyên gia tâm lý để được đánh giá tư vấn cụ thể.
Cha mẹ có trẻ lớn trong nhà không nên để tiền ở túi quần, ví, những nơi trẻ dễ dàng phát hiện. Cha mẹ nên cất tiền ở những vị trí trẻ không thể lấy được là một hành vi phòng xa tránh cho trẻ bị kích thích những nhu cầu không lành mạnh.
- Em rất thường chơi cùng con (kể cả chơi trực tuyến). Con trai em tuy rất thông minh (bé 4 tuổi nhưng trò chơi nào không biết là mở mục hướng dẫn vì đã biết đọc hiểu) nhưng rất hiếu thắng. Trong tất cả các trò chơi bé phải giành phần thắng về mình, nếu không sẽ rất buồn và giận dỗi. Hãy cho em biết phải tỏ thái độ như thế nào với bé trong trường hợp này. (Một bạn đọc)
ThS Trần Văn Tính: Những trẻ thông minh thường là thích khẳng định mình, và nếu không được như vậy thì trẻ hay buồn và giận dỗi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cách chúng ta nhận xét và góp ý cho trẻ khi làm một việc gì đó. Tôi không biết gia đình và góp bé như thế nào. Nếu những nhận xét đại loại như "Con sai rồi, con thua rồi, con kém quá, như thế thì làm sao mà giỏi được, chỉ được tinh tướng thôi..." thì chắc chắc trẻ sẽ phản ứng như anh chị thấy. Thay vì những câu nói như vây, chị có thể nói: "Theo mẹ nên cố gắng một chút nữa ở điểm này sẽ tốt hơn hoặc là con hãy cố gắng lên, mình sẽ thành công, con thành công rồi nhưng con xem chỗ này xem có vấn đề gì không". Hãy tôn trọng trẻ thì mới có thể góp ý cho trẻ để trẻ nhận ra cái thiếu của mình trong sự sung sướng và hạnh phúc.
- Tôi có cháu trai 5 tuổi rưỡi. Cả tuần cháu đi học mẫu giáo, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật ở nhà. Hầu như thời gian ở nhà cháu chỉ xem hoạt hình, hoặc chơi điện tử, bởi vì nhà chúng tôi bán hàng bận cả ngày nên ít có thời gian chơi với cháu. Nay tôi muốn hỏi hai tiến sĩ Khanh và Thoa xem có trò chơi, hay cách thức chơi với con như thế nào cho hợp lý. Cháu rất thích siêu nhân và thích vẽ. (Bùi Thị Quỳnh Hương)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Có rất nhiều gia đình bận rộn làm kinh doanh nên ít có thời gian chăm sóc con. Thật đáng qúy khi gia đình mình thực sự chăm lo đến con cho dù rất bận. Vì con đã đi trẻ suốt tuần, nên về nhà, gia đình cố gắng dành thời gian chơi với con để củng cố thêm tình cảm và mối quan hệ gia đình. Chị không nên để cháu chơi điện tử quá nhiều, xem hoạt hình có giờ thôi, đừng vì bận hoặc để cháu khỏi quấy nên để cháu chơi điện tử hay xem hoạt hình cho xong chuyện.
Có rất nhiều trò chơi mà chị có thể tranh thủ chơi với cháu mà vẫn trông hàng được. Thí dụ trò chơi trí tuệ, chị có thể chơi trò chơi Thuộc tính đối lập:
Mẹ: 1. hồ rộng; 2. mưa 3. dài
Con: 1. hồ nhỏ 2. nắng 3. ngắn
Hoặc trò chơi về kể chuyện sáng tạo theo tranh: Chị có thể cho con vẽ và sau đó cùng con kể câu chuyện theo tranh vẽ đó...
- Con em được 17 tháng. Cháu sinh ra rất nhỏ, nên em không dám cho đi học sớm. Em định sẽ cho cháu đi học khi 3 tuổi. Cháu đi học muộn có làm ảnh hưởng đến giao tiếp và sự phát triển trí tuệ không?(Hà Chi, 29 tuổi, mỹ Đình 1) (Đào Hà Chi, 29 tuổi, 1014, nhà An Lạc, Mỹ đình 1)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Chị đừng lo ngại gì, đến 3 tuổi khi cháu cứng cáp về sức khỏe, chị cho cháu đi học cũng được. Nhưng điều quan trọng là khi ở nhà, chị cần phải đảm bảo môi trường giao tiếp cho cháu và có ý thức dạy cháu về những điều xung quanh gần gũi nhất với cuộc sống của cháu. Có một số trẻ ở nhà trong giai đoạn này và gia đình lại không có kinh nghiệm nên kết quả là cháu đó có những biểu hiện của tự kỷ, của sự mất giao tiếp. Đây là điều chị cần lưu tâm.
- Con trai tôi được 16 tháng. Tôi vừa cho cháu đi khám và bị chuẩn đoán là động kinh. Tôi rất lo lắng và muốn biết có trò chơi nào giúp cháu cải thiện và vượt qua căn bệnh này? (Thu Huyen, 28 tuổi, Nghĩa Tân)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Đây là một trường hợp mang tính chuyên biệt nên chị cần đến trung tâm giáo dục sức khỏe hoặc khoa Tâm thần của Bệnh viện Nhi để xin hỗ trợ.
- Con gái cháu mới được 10 tháng nhưng quá nghịch, lúc nào cũng luôn tay luôn chân, trừ lúc ốm còn lúc nào cháu cũng nghịch và hầu như không quấy khóc. Nhưng đồ chơi cháu chỉ chơi được một lúc là đã chán. Đặc biệt cháu thích xé giấy, thích giật những cái dây có đính trên đồ chơi.. Vì cháu còn nhỏ quá, cháu cũng không biết phải chơi với bé như thế nào. Xin Tiến sĩ tư vấn giúp ạ. Cháu cảm ơn nhiN 73;u! Cho cháu hỏi một câu ngoài lề: bé gái quá hiếu động có phải là có biểu hiện bệnh lý gì không ạ? (Đỗ Thị Thu Hương)
ThS Trần Văn Tính: Việc cháu có những biểu hiện như trên cần được kiểm tra kỹ càng bởi các nhà chuyên môn để khẳng định có phải hiện tượng bệnh lý không. Gia đình nên đưa cháu đến một số trung tâm tư vấn tâm lý để đánh giá. Với những bé có hành vi như vậy, cha mẹ nên nhẹ nhàng dừng những hành vi đó lại ngay và chuyển sang chơi một trò chơi khác. Cha mẹ cũng nên tránh quát mắng hay dùng những hành vi trừng phạt với bé vì như vậy sẽ làm cho bé tập nhiễm thêm những hành vi tiêu cực.
- Con tôi 14 tháng, rất nghịch. Với lứa tuổi này, trò chơi cùng trẻ như thế nào là hợp lí? (Thanh Hoa, 28 tuổi, Hà Nội)
PGS Nguyễn Công Khanh: Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi thích những trò chơi nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau. Cha mẹ có thể chọn những khối hình vuông, tròn, tam giác có các màu sắc khác nhau hoặc những quả bóng xếp chúng cạnh nhau rồi yêu cầu trẻ đưa cho mình những vật màu đỏ/xanh. Cũng vậy, bỏ tất cả những con vật, đồ vật vào một cái rổ, che kín, rồi yêu cầu trẻ mở ra tìm cho mẹ những quả bóng màu đỏ, quả cam màu vàng, quả lê màu xanh, con búp bê mặc váy màu hồng...
Trẻ ở tuổi này rất thích những truyện tranh cha mẹ có thể đọc để trẻ nghe nhiều như có thể và có cơ hội trẻ nói ra những từ như bà ơi, mẹ ơi, bố ơi... Hãy giúp trẻ lặp lại nhiều lần để trẻ học nói trôi chảy từ, rồi câu có 2 từ, 3 từ.
Những trò chơi vận động rất có ích cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể sai trẻ lấy giúp cái ghế, quả bóng màu vàng, lấy quyển sách trên bàn... Sau mỗi lần trẻ làm được cần khen trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và thích thú tham gia trò chơi cùng người lớn.
- Con tôi 3,5 tuổi, cháu đã đi học nửa năm nay nhưng cháu thường không chơi cùng các bạn ở lớp mà đặc biệt rất để ý đến các cô giáo. Về nhà cháu thường kể chuyện các cô giáo và thích chơi trò đóng giả làm cô giáo. Tôi nên làm thế nào để cháu hoà nhập cùng các bạn ở lớp? (Thanh Hải)
ThS Trần Văn Tính: Việc cháu không thích chơi với các bạn cùng lớp có thể do sự hợp tác của các bạn trong lớp không nhiều hoặc không phù hợp nhau về tính cách. Có trường hợp cháu phát triển trước tuổi nên khi nhìn thấy bạn bè cùng lứa thì không thích chơi mà chỉ muốn chơi với người lớn tuổi hơn. Việc cháu để ý đến cô giáo, về nhà đóng vai làm cô giáo có thể do cô giáo yêu chiều quý mến cháu, trở thành hình mẫu mà cháu yêu mến. Việc giúp cháu hòa nhập với các bạn cùng lớp, gia đình nên bàn với cô giáo để giúp bé tốt nhất. Ví dụ như cho bé tham gia vào hoạt động của lớp với tư cách là trưởng nhóm, chỉ đạo các bạn cùng chơi. Cho bé tập đóng vai trong một câu chuyện, đặt ra các tình huống về bạn bè để tăng cường những nhận thức và tình cảm của bé đối với các bạn, tập giới thiệu các bạn trong lớp của mình… Những việc làm đó sẽ giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với các bạn.
- Tôi có cháu 5 tuổi, đang học mầm non. Mỗi khi tôi đón cháu về và hỏi hôm nay học cái gì thì cháu thường không nhớ, hay trả lời qua loa. Vậy cháu là đứa trẻ thế nào? (Dương Trí Tạo, 43 tuổi, Pleiku - Gia Lai)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Như anh nói thì cháu là đứa trẻ bình thường bởi đại đa số trẻ mầm non là vậy. Và những lúc khác thì cháu lại kể nhiều điều về trường mà chả ai hỏi. Đơn giản bởi vì tâm lý của lứa tuổi này mang tính không chủ định cho nên những điều trẻ nhớ được thì trẻ chỉ có thể nói ra khi gặp điều kiện, hoàn cảnh nào đó. Nếu giáo viên có ý thức hơn về nội dung dạy học nhắc các cháu phải nhớ gì và kiểm tra lại xem trẻ có nhớ được những điều mình mong muốn hay không, thậm chí dặn trẻ về kể cho bố mẹ những gì; khi đó trẻ sẽ kể rõ ràng hơn cho anh về trường, lớp. Ngoài ra, nếu các giờ học ở trường mầm non lúc nào cũng đều đều, không để lại ấn tượng gì đặc biệt thì trẻ sẽ không có gì để kể cho chúng ta. Ở đây, tôi muốn nói đến các phương pháp dạy ở trường mầm non. Lỗi này không thuộc về các cháu.
- Con gái tôi được 3 tuổi 4 tháng. Cháu đã đi học ở một trường mầm non tư thục. Đến lớp, cháu rất nghe lời cô giáo, nhưng khi ở nhà cháu rất nghich và ít khi nghe lời cha mẹ. Cháu thường lờ đi như không nghe thấy và cứ tiếp tục nghịch (những trò khá nguy hiểm như nhảy từ trên ghế xuống). Tôi đã cố gắng giải thích cho cháu nhưng cháu vẫn không nghe. Nhiều lúc tôi cảm thấy bất lực. Vậy tôi phải làm gì? (Nguyễn Hải Nhi)
ThS Trần Văn Tính: Việc trẻ tồn tại hai thái cực ở trường rất ngoan, ở nhà rất hư là do ở hai môi trường này, cách giáo dục có thể khác nhau. Ví dụ như ở lớp cô giáo cho trẻ thoải mái tự do thể hiện, động viên và khuyến khích thì trẻ cảm thấy say mê hứng thú với các hoạt động, và nghe lời cô. Còn ở nhà bố mẹ hay quát mắng, chỉ huy, buộc trẻ làm theo ý mình dù trẻ muốn hay không thì sẽ dẫn đến sự chán nản, không hứng thú với các hoạt động, dẫn đến chống đối, không nghe lời. Như vậy, vẫn đề ở đây là cách dạy con cái như thế nào. Gia đình nên kết hợp với nhà trường để thống nhất cách dạy bé, tránh trường hợp trống đánh xuôi kèn thổi ngược và trẻ không biết đi theo hướng nào.
- Cháu trai 4 tuổi rất thích âm nhạc, tôi có nên cho cháu học đàn không vì chồng tôi muốn con trai phải mạnh mẽ, xin cho hỏi nên học đàn gì cho phù hợp với cháu? (Vo Thanh An, 40 tuổi, 343 Đội cấn)
PGS Nguyễn Công Khanh: Các nghiên cứu cho thấy trẻ em thích âm nhạc sớm là một lợi thế rất quan trọng để phát triển trí tuệ. Chị hãy cho bé nghe nhiều các bản nhạc, bài hát, có nhạc đệm khuyến khích bé vận động theo nhạc. Điều này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Chị hãy trò chuyện cùng trẻ để xem hứng thú học đàn của trẻ đến đâu, loại đàn nào trẻ thích. Việc học nhạc làm gia tăng đáng kể các giá trị nhân văn, hỗ trợ rất tốt quá trình phát triển các cảm xúc tích cực, giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, học đàn không có nghĩa làm giảm nam tính. Song song với việc học đàn chị có thể tham gia nhiều các trò chơi đòi hỏi sự dũng cảm, tính kiên trì, khả năng vượt khó, rèn luyện sự tự tin để giúp trẻ phát triển nam tính.
Anh chị cũng có thể tổ chức các trò chơi đòi hỏi sự vận động bản lĩnh như trò chơi tập làm MC, lên đỉnh Olympia tại nhà, trong đó, cha mẹ là những người thiết kế trò chơi để trẻ cùng tham gia. Trẻ được động viên trẻ sẽ nhận biết sự dũng cảm, tự tin, kết hợp với khả năng hát, đàn, sẽ giúp trẻ lớn lên có chút khả năng rất nhiều các bạn khác giới thích thú.
- Con tôi 14 tháng tuổi, nói được nhiều từ khó như xe buýt, taxi, gọi biết dạ bảo biết vâng, biết trả lời có và không khi thích hoặc không thích điều gì đó, chạy rất nhanh, khéo léo trong mọi hành động. Nhưng khi cháu chơi nghịch mà bị người lớn ngăn cả là lập tức cầm đũa ném thẳng và bỏ đi. Ngay tối hôm qua khi cháu đang tự xúc cơm trong bát, bà nội dạy cháu cầm thìa nhưng cháu không thích và cầm cả bát cơm ném vỡ ngay bát canh làm tung tóe mâm cơm nhưng cháu lại tỏ ra không biết gì và trèo thẳng lên giường ngồi. Xin hỏi có phải đó là biểu hiện của một trẻ ngỗ ngược? Cách điều chỉnh hành vi của cháu thế nào cho tốt? (Bình Thắng)
ThS Trần Văn Tính: Việc cháu có những hành vi như vậy thực sự là đáng quan tâm. Tuy nhiên vấn đề ở đây là cách nhận xét, chỉ bảo, dạy dỗ trẻ như thế nào. Có thể nói con bạn là một đứa trẻ thông minh, luôn luôn khẳng định mình, hiếu thắng. Với những bé như thế này, nếu người lớn phê phán ngay khi trẻ làm việc gì đó chưa phù hợp như “con kém quá’, “sao dốt thế”, thậm chí mắng nhiếc, trừng phạt con ngay thì sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực ở trẻ. Thay vì điều này, bố mẹ nên động viên trẻ trước khi phê bình và nhận xét. Ví dụ: “Con làm rất tốt rồi, tuy nhiên nếu như cố gắng một chút nữa thì sẽ tốt hơn”, hoặcc “con sẽ thành công và chúng ta cùng nhau hoàn thiện sẽ tốt hơn”…
- Xin các chuyên gia cho biết ý kiến của mình, đứng ở góc độ khoa học, về việc giáo dục con từ sớm, từ 0 tuổi? Ở Việt Nam hiện có tài liệu nói về việc giáo dục này không? (Nguyễn Thị Diệu Ánh, 30 tuổi, Vũng Tàu)
TS Đinh Thị Kim Thoa: Các tài liệu về giáo dục trẻ, thậm chí cả thai giáo cũng đã được dịch rất nhiều và có bán trên thị trường. Ngoài ra các tài liệu của các tác giả Việt Nam cũng đề cập đến các nội dung giáo dục này, chị hãy tìm mua ở các hiệu sách.
- Tôi mua các miếng ghép các con vật và con số (20 miếng) cho con chơi lúc nó hơn 1 tuổi. Nó không hứng thú lắm, chỉ thích tháo ra, sau đó không chơi nữa. Vậy mà khi 26 tháng, trong một lần sắp xếp lại, ghép khung xong trước rồi đến ghép chi tiết, thấy con nghịch, tôi cầm 1 miếng đưa cho con và nói: "Miếng này chỗ nào?" Thế mà nó chỉ đúng chỗ cần ghép. Thử tất cả những miếng khác, nó đều chỉ đúng 100%, cả vị trí và màu sắc. Vậy ở giai đoạn 26 tháng mới biết ghép hình là sớm hay là trễ? Khi dạy con chơi, cứ mua đồ chơi để đấy, làm mẫu cho nó chơi vài lần, rồi để mặc nó, hay là cứ phải dạy kèm nó chơi liên tục? Mỗi đứa trẻ khác nhau làm sao nhận biết được giai đoạn nào chúng sẽ thích cái gì để mua ? (Vũ Hoàng Minh)
ThS Trần Văn Tính: Ở giai đoạn 26 tháng tuổi trẻ biết ghép hình là bình thường. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có các mức độ ghép hình khác nhau. Việc ghép hình sẽ giúp trẻ rất sáng tạo. Việc cha mẹ mua đồ chơi cho con để đấy cho trẻ tự chơi sẽ giúp trẻ phát triển tư duy theo cách “mò mẫm thử sai” và điều này sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy người lớn nên tham gia hướng dẫn trẻ chơi, sẽ giúp trẻ thông minh hơn nhiều. Ví dụ: Khi mua đồ chơi ghép hình, nếu trẻ nhìn mẫu hình có sẵn và ghép được hình đó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, nhưng cứ lặp đi lặp lại ghép đúng một hình đó thì trẻ sẽ chỉ phát triển trí nhớ. Vì vậy người lớn nên khuyến khích trẻ ghép càng nhiều hình khác nhau càng tốt và yêu cầu trẻ giải thích về hình ghép của mình. Việc dạy trẻ chơi liên tục và chơi có khoa học là con đường tốt nhát để phát triển trí tụê cho bé.
Việc xác định trẻ thích cái gì tùy thuộc vào sự quan sát đánh giá và sự tinh tế của cha mẹ.
- Con tôi 17 tháng tuổi, liệu tuổi này tôi đã mua trò chơi xếp hình về cho cháu chơi được hay chưa? Các đồ chơi phát ra nhạc và chuyển động đều làm cháu sợ, tôi phải làm gì để cháu có thể chơi được với những đồ chơi kiểu thế này? (Nguyễn Thị Thu Trang, 29 tuổi, 22 tổ 11 Thổ Quan, Đống Đa, HN)
PGS Nguyễn Công Khanh: Trẻ 17 tháng tuổi hoàn toàn thích hợp với những trò chơi xếp hình. Chị nên chọn mua những bộ xếp hình có nhiều màu sắc và cùng chơi với trẻ để hỗ trợ khi cần thiết luôn cổ vũ khi trẻ xếp đúng hoặc trẻ sáng tạo. Chị có thể nêu yêu cầu để trẻ xếp hình theo mẫu hoặc xếp hình tự do sau khi xếp xong, chị cùng trẻ khám phá sản phẩm vừa xếp, đặt tên cho nó, rồi cùng con thiết lập những câu chuyện ngắn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ xung quanh những sản phẩm trẻ vừa xếp.
Những đồ chơi phát nhạc chuyển động lúc đầu làm trẻ sợ chị có thể cho trẻ tiếp cận dần bằng cách cho trẻ quan sát những trẻ cùng tuổi khác chơi rất tự tin với những đồ chơi này, rồi cho trẻ tham gia từng bước để trẻ không cảm nhận thấy sự nguy hiểm trẻ sẽ quen dần. Tuy nhiên, những trò chơi kiểu này không giúp nhiều sự phát triển trí tuệ bằng các trò chơi tự trẻ vận động, tự trẻ phải suy nghĩ như trò xếp hình, nặn tượng, tập vẽ...
- Tôi có con trai15 tháng tuổi, bố cháu đi từ sáng đến tối mới về. Nhưng mỗi khi gần bố là cháu hay bắt chước cách đi đứng, động tác, thao tác... Những hành vi của cháu như vậy có đáng ngại không, có bình thường không? Tôi phải làm gì để cháu học và phát triển theo đúng lứa tuổi của cháu? (Một độc giả)
ThS Trần Văn Tính: Việc bố đi làm từ sáng đến tối mới về không có nghĩa là con không có tình cảm với bố, và hình ảnh của bố không ở trong mắt của con. Việc con bắt chước các hành vi của bố như trên là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng ngại, chỉ có điều chị hãy “lôi cuốn” chồng chơi với con nhiều hơn, vì cả bố và mẹ chơi với con sẽ giúp cho bé phát triển một cách toàn diện và “hình thành một gia đình hạnh phúc”.
- Tôi có 1 con trai 4 tuổi, tôi có mua đồ chơi bằng gỗ để dạy cháu học bảng chữ cái nhưng cháu không tập trung lắm. Tôi rất muốn các chuyên gia tâm lý chỉ cho tôi những cách chơi và mua những đồ chơi nào để rèn luyện tính tập trung cho cháu. (Phạm Thanh Xuân)
ThS Trần Văn Tính: Mua đồ chơi để giúp con chơi một cách tập trung hơn là một biện pháp tốt, tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây là cách dạy trẻ chơi như thế nào. Có những gia đình có kinh tế, mua quá nhiều đồ chơi đến mức độ trẻ nhàm chán với các đồ chơi và không tập trung chơi. Vì vậy việc mua đồ chơi cho trẻ cũng phải xem xét có giới hạn, tùy thuộc vào nhu cầu chơi của trẻ như thế nào. Việc giúp trẻ tập trung trong khi chơi, cha mẹ nên quan tâm đến một số lưu ý: Đặt mục đích cho con khi chơi (như hôm nay phải ghép bằng được một ngôi nhà hay vẽ được một bức tranh có những nội dung theo yêu cầu), tạo hứng thú cho con khi chơi (có thể động viên, thậm chí đặt phần thưởng), đánh giá kết quả chơi của trẻ (sản phẩm của hoạt động chơi), hãy để trẻ thể hiện và khẳng định kết quả của mình với sự góp ý khéo léo của cha mẹ. Đối với những trẻ có vấn đề về kém tập trung chú ý (hội chứng tăng động giảm tập trung) thì cần phải có những bài tập rèn luyện cụ thể của các chuyên gia tâm lý.
- Liệu tôi có thể dạy con tôi sáng tạo từ nhỏ được không? Hiện nay bé nhà tôi đã 4 tuổi. (Phan Văn Hải, 35 tuổi, Hải Dương)
PGS Nguyễn Công Khanh: Sáng tạo là tiềm năng có ở tất cả mọi con người. Vấn đề là cha mẹ có sớm khơi nguồn nuôi dưỡng để phát triển thành một năng lực cốt lõi giúp trẻ thành công khi lớn lên hay không. Các nghiên cứu cho thấy các bà mẹ Việt Nam rất ít biết đến các phương pháp giúp trẻ sớm phát triển trí sáng tạo, thích trẻ vâng lời, thích áp đặt các trò chơi hơn là để trẻ được tự do chơi theo ý thích của mình trên cơ sở sự hỗ trợ, gợi ý của người lớn mà không can thiệp một cách thô bạo. Chẳng hạn bạn có thể cùng con hoàn thiện một bức tranh, vẽ tiếp bức tranh từ những họa tiết cho trước, dạy trẻ vẽ bắt đầu từ nửa hình tròn, nửa hình vuông, một dấu chấm, mẹ yêu cầu con vẽ tiếp. Mẹ hỏi: "Con có thể vẽ gì?", "Con có thể tưởng tượng vẽ được nửa hình tròn này thành mặt trăng, mặt trời không?", "Con có thể vẽ thành ngôi nhà từ nửa hình vuông?", "Con có phát hiện thấy cần phải vẽ gì thể hiện mối liên hệ giữa mặt trời và ngôi nhà (chẳng hạn tia nắng)?, rồi mẹ và con cùng thảo luận nên đặt tên bức tranh là gì, cho trẻ cơ hội để tưởng tượng sáng tạo. Những câu hỏi như vậy giúp trẻ tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo.
Các nghiên cứu cho thấy có thể dạy trẻ sáng tạo từ rất sớm: dạy trẻ sáng tạo từ những câu hỏi tại sao; sáng tạo trong giải quyết tình huống; sáng tạo trong các trò chơi nếu thì, điều gì sẽ xảy ra; sáng tạo trong các trò chơi xếp hình; cùng hoàn thiện bức vẽ; sáng tạo các con giống từ những vật liệu như lá cây, củ quả, sáng tạo trong cách suy nghĩ; kể chuyện sáng tạo qua những bức tranh; kể chuyện sáng tạo tiếp biến... Đây là những chuyên đề giúp trẻ sáng tạo được trường mầm non Hoàng Gia tổ chức dạy các bà mẹ và dạy trực tiếp cho trẻ rất thành công.
Các bạn có thể tìm chương trình này theo địa chỉ: website: truonghoanggia.vn, hay trường mầm non Hoàng Gia - 343 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.
nhk is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 6 thành viên gửi lời cám ơn đến nhk vì bạn đã đăng bài:
Ashleyaidef (22-11-2022), caseywm4 (14-03-2023), elviads16 (13-03-2023), JosephDora (25-11-2014), WillieGync (17-12-2014), ZPdnEWplxc (03-05-2014)
 



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Rối loạn giấc ngủ peanux Chia sẻ kinh nghiệm 0 11-03-2008 08:45 AM
Chúng Ta trong Thế giới phẳng Gem ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 2 09-09-2007 04:44 PM
Liên Thanh Quyết Ngo Tuan Hiep Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 4 01-01-1970 07:00 AM
Destiny ZenkyNemesis Nghệ thuật sống 7 01-01-1970 07:00 AM
Tình yêu trong truyện Kim Dung trongbangpham Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 0 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:49 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps