Ðề: Giáo Trình New Interchange
Mình từng học tiếng Anh những năm phổ thông và Trung Học ở VN. Tối tối thì đi học lớp của thầy Hiển. Sau này thì học ĐH và đi làm trong môi trường tiếng Anh.
Nhiều lúc mình suy nghĩ tại sao khả năng nói của mình không cải thiện đáng kể như khả năng viết và nghe. Xem phim, xem show trên TV hay debate trên truyền hình tiếng Anh, mình nghe điều hiểu cả (không dám nói 100% nhưng nắm được nội dung), nhưng cũng với những chữ mình hiểu lúc nghe thì mình nói lại thì không được tự nhiên.
Ở đây mình không nói về giọng nói (accent) vì hầu hết, ngoại trừ một số có khiều ngôn ngữ, học nói tiếng Anh với người bản xứ sau năm 18 tuổi đều phải chịu về accent - nặng hay nhẹ tùy khả năng từng người. Ở đây mình muốn nói khả năng hình thành câu khi nói. Khả năng ngữ pháp vững vàng chỉ giúp bạn lúc viết hay ngồi phân tích ngữ pháp câu chứ không giúp trong lúc nói bình thường. Vì không ai nói bình thường lại có đủ thời gian để nghĩ về ngữ pháp + cấu trúc câu + rồi ráp ý và nói.
Quy trình học tiếng Anh của mình giống với hầu hết những người Việt Nam khác mà đã học tiếng Anh trong mười mấy năm gần đây:
Học Từ -> Ngữ pháp -> Viết -> Nghe -> Nói
Quan sát sự phát triển ngôn ngữ của một đứa bé:
Nghe nói (lúc đầu không hiểu nhưng nghe dần từ từ sẽ hiểu ý người nói )-> Nói (bắt chước và lập lại những gì nghe được) -> Phát triển khả năng nói (từ nói vài chữ sau thành câu) ->Viết & Đọc (khi đi học tiểu học) -> Ngữ pháp
Qua đó cho thấy cách học tiếng Anh ở ta đi ngược lại quy trình tự nhiên mà lý do có thể là khách quan vài chục năm về trước do thiếu giáo trình và tài liệu để tập học viên tập nghe và nói. Và cũng có thể người Việt đề cao thái quá tính Bác Học ( trong việc nghiên cứu Ngữ pháp của một ngôn ngữ)
Mình có học một khóa 4 tháng tiếng Pháp chung với người Mỹ và do người Mỹ dạy. Giáo trình dạy của họ cũng giống như quy trình học ngôn ngữ của đứa bé. Ngày đầu tiên cô giáo cho nghe bài đàm thoại ngắn và sau đó giải thích ý nghĩa của câu. Và đề nghị học trò lập lại theo băng và cô. Khi mình có thể nghe và nói được những câu đơn giản như: Tôi tên K.Tôi đang học tiếng Pháp. Còn bạn tên gì? Bạn từ đâu tới?..Bạn có muốn nói tiếng Pháp với tôi không...Thì cô giáo mới bắt viết câu lên bảng và phân tích: Tôi là ..Bạn là ...Cô ấy là....thì động từ như thế nào. Và để phát triển khả năng nói và viết thêm thì mình chỉ cần học thêm ngữ vựng để kết nối sau: Tôi là (học sinh, kỹ sư, bác sỹ)...
Nghĩ lại nếu giáo trình dạy Ngôn ngữ nước ngoài của Việt nam ta mạnh dạn thay đổi theo xu hướng tự nhiện vì hiện tại ở thời đại Internet có thể hỗ trợ cho việc thay đổi đó chứ không thể nói thiếu tài liệu và dụng cụ nữa, thì chúng ta sẽ đào tạo được những thế hệ rất tự tin về Ngoại Ngữ. Việc đó tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành khác. Kỹ sư, thương gia, nhân viên ngân hàng, bác sỹ ...v..v.v..giúp họ có khả năng giao tiếp thật sự bằng tiếng Anh (hay tiếng nước ngoài nào khác) thì sẽ tiện lợi hơn trong việc tạo thu hút đầu tư và làm VN thành nơi lý tưởng cho việc thu hút lập headquarters của những cty đa quốc gia (giống như cách làm của Singapore - chỉ sau vài chục năm lập quốc) hay ra nước ngoài trao đổi và nghiên cứu. Giúp tiếp cận dễ dàng hay trao đổi học hỏi những kiến thức mới ở mọi ngành nghề. Cơ hội việc làm không còn giới hạn trong nước mà sẽ được mở rộng nhiều cánh cửa đến với thế giới. Chính phủ không cần phải lo tạo đủ công ăn việc làm trong nước cho người dân.
Hãy quên đi bệnh thành tích mà chú trọng đến sự phát triển lâu dài.
|