Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

Đến bệnh viện... mắc thêm bệnh

Đến bệnh viện... mắc thêm bệnh

this thread has 3 replies and has been viewed 23870 times

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 21-12-2006, 01:45 PM   #1
Hồ sơ
Forever
Junior Member
 
Forever's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2006
Cư ngụ: sự chịu đựng
Số bài viết: 24
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 3 Posts
Forever is on a distinguished road
Default Đến bệnh viện... mắc thêm bệnh

Chưa bao giờ nhiễm khuẩn bệnh viện lại được nhắc nhiều như hiện nay, bởi nó làm kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Hồi sức – Cấp cứu BV Nhân Dân 115 TPHCM Ảnh: P.Sơn


Một khảo sát mới đây của Vụ Điều trị Bộ Y tế cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện nay chiếm gần 7%, 2/3 BV không có khoa vi sinh để giám sát vi khuẩn trong nguồn nước, dụng cụ y tế và vi khuẩn trên tay nhân viên y tế, có đến 85% BV vì tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân mà sử dụng lại dụng cụ lẽ ra chỉ được sử dụng một lần.
Lỗi từ bệnh nhân
Tại BV Chợ Rẫy TPHCM, cảnh thường gặp ở đây là dù chưa đến giờ thăm bệnh nhưng những thang máy đều chật kín người. Trên tay mọi người hầu như đều có thức ăn cho bệnh nhân. Bà N.T.Yên, 60 tuổi, có chồng nằm trên Khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết nhà ở tận Phú Yên, bà và hai con hằng ngày phải chia ca chăm sóc người thân. Trên tay bà Yên là những hộp cơm mang cho người bệnh và cả mẹ con bà.
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng Khoa Phỏng BV Chợ Rẫy, cho biết cách sinh hoạt không đúng của thân nhân bệnh nhân đã góp phần gây ra tình trạng nhiễm bẩn môi trường BV. Bên cạnh đó, thói quen “một người bệnh, cả nhà thăm nom” dẫn đến quá tải cũng khiến cho điều kiện vô trùng của BV không được bảo đảm. Một bác sĩ của một BV cấp TP cho biết tình trạng quá tải bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân nơi mình làm việc đến mức báo động đỏ. Theo anh, mỗi lần bước qua khu vực chờ khám bệnh anh đều phải đi thật nhanh và bịt mũi vì không chịu nổi mùi mồ hôi người. Trong phòng bệnh, tình trạng sinh hoạt lộn xộn của bệnh nhân và người nhà cũng góp phần gây ra NKBV. Dù được nhắc nhở rất nhiều, nhưng khi nhân viên BV quay người đi thì mọi chuyện đâu lại vào đấy!
Và lỗi từ thầy thuốc
Một nguồn lây nhiễm khác dẫn đến NKBV là tình trạng bàn tay người thầy thuốc không bảo đảm sạch sẽ. Khảo sát từ BV Chợ Rẫy trên tay 77 nhân viên y tế (18 bác sĩ, 36 điều dưỡng và 23 hộ lý) đang trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhưng chưa rửa tay trong vòng 2 giờ cho thấy hầu hết tay của nhân viên y tế đều... hiện diện vi khuẩn!
Trong khi đó, nghiên cứu mới nhất của BV Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy 3 loại NKBV thường gặp nhất là nhiễm khuẩn phổi với tỉ lệ 74,4%, nhiễm khuẩn tiết niệu 11,2% và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 5,6%. Thực tế, những bệnh nhân phải qua phẫu thuật có nguy cơ bị NKBV cao hơn 2,4 lần so với người điều trị không cần mổ. Bệnh nhân mổ cấp cứu có nguy cơ NKBV cao gấp 1,4 lần so với bệnh nhân mổ bình thường và nguy cơ này tập trung cao nhất ở những bệnh nhân phải thông tiểu, mở khí quản, đặt ống thông. Ngay cả những ca mổ được coi là sạch cũng vẫn còn 2,3% bị nhiễm khuẩn BV. Ngoài việc gây kéo dài thời gian điều trị, NKBV còn đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Vụ tử vong hồi tháng 9 của bệnh nhân T.H.B sau khi phẫu thuật nang mũi má tại một BV có tiếng ở TPHCM được giới chuyên môn hướng về nguyên nhân do NKBV.
Tuyến trên NKBV nhiều hơn tuyến dưới Theo điều tra của Bộ Y tế, tỉ lệ NKBV ở tuyến trên cao gần gấp đôi so với tuyến dưới do có nhiều bệnh nhân nặng và phải thực hiện những phẫu thuật xâm lấn thường xuyên hơn. Tỉ lệ NKBV tập trung cao nhất là ở các khoa hồi sức-cấp cứu, truyền nhiễm và nhi. Theo bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cả việc dùng kháng sinh chưa hợp lý và việc xử lý rác thải y tế không đúng cách cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ NKBV. Như vòng luẩn quẩn, vi khuẩn ở BV lại gây ra một số bệnh cho các bệnh nhân. Đây thường là vi khuẩn kháng thuốc nên những bệnh nhân mắc một số bệnh do NKBV khó điều trị hơn.
__________________
không sợ muộn. chỉ sợ không gắng cho kịp
sống ở đời phải biết mình là ai!

[img]http://i3.tinypic.com/wi1phz.gif[/img]
Forever is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
 



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:34 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps