Hầunhư dân ở các nước Việt, Hàn, Nhật, và Trungquốc nơi khaisinh ra khoalịchsố, đều biết nhiều hay nghenói về âmlịch, dù có đang dùng Dươnglịch như một tiêuchuẩn chung cho cả thếgiới hiệnnay. Thích hay không thì ít nhất đasố cũngđều chấpnhận chuyện ănmừng tết Nguyênđán theo truyềnthống dựavào Âmlịch. Bởivậy nên phầnđông các cuốnlịch inra trong các nước nóitrên đềucó phần ghichú thêm ngày "Ta" đikèm. Riêng đốivới ngườiViệt thì hìnhnhư nhànào cũng thích có cuốnlịch thuộc loại tamtôngmiếu để treotường, ngaycả trong những giađình sống ở hảingọai. Mụcđích chính khôngphải vì thích coitheo ngàyta, mà nguyênnhân cólẽ là do từ tôngiáo và tínngưỡng, biết ngàynào rằm hay mùng một để ănchay (theo Phậtgíao). Chỉcó một thiểusố ít hơn là dùng âmlịch thườngxuyên để nghiêncứu hay ápdụng vào các bộmôn khoahọc huyềnbí, như lấysố tửvi hay coi ngàylành thángtotá cho chuyện làm đám cướihỏi, khaitrương côngviệc làmăn v.v.
Hiệnnay nghề làm lịchsố của Trungquốc khôngcòn giữđược bímật theo kiểu chatruyền connối như xưa, vì nhờvào phươngtiện inấn dồidào từ sáchvở ghichép cònsót lại để nghiêncứu. Hơnnữa, Âmlịch cũng khôngcòn thựcdụng, vì hầunhư tấtcả các quốcgia trên thếgiới đang chínhthức dùng Dươnglịch. Dùvậy, hậuquả của việc bảovệ bímật trong mấy ngàn năm trướcđây, cũng đã vôtình đánhmấtđi cơhội dànhcho những thếhệ vềsaunày của Trungquốc, nghiêncứu và tìmra vậnhành của Tháidươnghệ, trước Âuchâu ít nhất là vài trămnăm!
Nếu tìnhcờ mỗinăm mộtlần, chúngta thấy xuấthiện một từ quenthuộc gọi theo tên âmlịch của nămđó, như nămnay 2002 là Nhâm-Ngọ, hay nămtới 2003 là Quý-Mùi, thì dámchắc ai cũng đã ítnhất một lần thắcmắc, bằng cáchnào và dựavào đâu, các nhàlịchsố Trunghoa phátminh ra những từngữ trên? Nói rõ hơn là mười (10) ThiênCan và mườihai (12) Ðịa Chi. Xin nhắclại ởđây, 10 Can gồm: Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Bàiviết này sẽ dựatrên mộtvài dữkiện kiểmchứng được của khoahọc, để truytìm lại phươngpháp làmlịch mà các Chiêmtinhgia Trunghoa thờixưa cóthể đã xửdụng. Bằng với tinhthần tôntrọng sựthật và họchỏi, ngườiviết xin minhxác là nhữnggì được trìnhbày sauđây cóthể chưa được chínhxác đúng hoàntòan như đã xảyra. Nhưng hyvọng sẽ là những ýtưởng khởiđầu, hay nếu cóthể được, coi nhưlà một đềnghị nghiêncứu thêm cho những vị có nhiều năngkhiếu tựnhiên giỏi về các bộmôn Tửvi Lýsố, để cùng làm sángtỏ nhữnggì đã bị hiểunhầm là khoahọc huyềnbí.
Nộidung chính của bàiviết này sẽ trìnhbày và giảithích tạisao, chỉ bằng mắtthường quansát với phươngtiện ghichép còn thôsơ, các chiêmtinhgia Trunghoa đã tínhđược ra Thiêncan, Ðịachi và LụcTuần HoaGíap, hay kháiniệm về vậnhành 60 năm trong âmlịch. Phầncuối của bàiviết sẽ giảithích một vài điều thắcmắc về những bí ẩn của khoa Tửvi Ðẩusố.
Nguồngốc Lịchsố
Âmlịch (lunar calendar) hay việc soạnthảo lịchsố dựa vào vậnhành của mặttrăng khôngphải bắtđầu từ Trunghoa như nhiềungười lầmtưởng. Theo dữkiện cóđược từ các nhàkhảocổ với bằngchứng rõrệt, thì nền vănminh Sumerian, pháttriển bêncạnh consông Tigris cách đây hơn 6000 năm (khoảng từ năm 5000-4000 BC, để saunày thành trungtâm của xứ ngànlẻmột đêm, hay ngàynay còn gọilà Baghdad, thủđô của Iraq) đã biết làmlịch dựavào vậnhành của mặttrăng. Ðếquốc Lamã ngay trong thời trước Julius Cesar ( 40 BC ) cũng dùng loại Âmlịch này. Chọn mặttrăng để làmlịch cóthể bởi hai lýdo: Dễnhìn vì ánhtrăng banđêm không nóng gaygắt và khó nhìn như mặttrời banngày. Thayđổi hìnhdạng thườngxuyên từ khuyết tới tròn dễ thấy hơnlà mặttrời hầunhư ítkhi thayđổi. Tuynhiên, còn một lýdo khá quantrọng khác ít người nghĩđến, là do yếutố thiênnhiên. Xứ Aicập (Egypt) nằm ngay trên đường Phâncực Hoàngđạo (Tropic of Cancer, khoảng 23°27 từ xíchđạo) nên đasố nhiều người đã thấy được hiệntượng mặttrời chiếuthẳng trên đỉnhđầu. Nghĩalà trong khoảng từ 20 tháng 3 đến 20 tháng 9, nếu cắm một cái cọc thật thẳng đứng, sẽ thấy bóng của cây cọc nhậptrùng ngay dướigốc của nó vào lúc 12 giờ trưa, ít nhấtlà trong vài ngày (Chỉ những nước nằm giữa đườngxíchđạo và Bắc báncầu trong khoảng Vĩtuyến từ 0 - 23°27 mới thấyđược hiệntượng trên. Ngượclại, trong vùng NamBáncầu thì khoảng từ 20 tháng 9 đến 20 tháng 3). Nhờ quansát hiệntượng đó, dân Aicập cáchđây khoảng hơn 4000 năm đã tínhra gần đúng số ngày trong năm (365 thayvì 355 như Âmlịch), và cũng chínhlà lýdo họ chọn làmlịch theo mặttrời, lưutruyền Dươnglịch chođến bâygiờ!
Các thủđô của Trunghoa như TrườngAn hay Bắckinh, vì nằm trong vùng ônđới cáchxa trên đường Phâncực (Tropic of Cancer) nên không thấyđược hiệntượng nóitrên, cũngnhư khôngcó ấntượng nhiều về mặttrời, và cũnglà lýdo dểhiểu tạisao họ đã dùng mặttrăng để làm lịch.
Theo đúngnhư trong sử Trunghoa ghilại thì khoa Lịchsố đãcó từ thời HoàngÐế, cáchđây hơn 4000 năm, do các chiêmtinhgia soạnra (nghĩa nguyênthuỷ là nhà thiênvăn hay chuyêngia coi sao trêntrời, khôngphải bị biếnnghĩa ra thành "thầybóitoán" như vềsaunày!) chiêmtinhgia biên soạn lịchsố để địnhchuẩn thờigian cho việc hànhchánh và caitrị của triềuđình Vuaquan, nhưng đồngthời cũng giúp rấtnhiều cho nghềnông trongviệc tiênđóan thờitiết hay thuhoạch mùamàng. Chắcchắn trong giaiđoạn đầu khi mớicó cho đến khoảng sau thời Hán Caotổ, âmlịch cũng không tránhkhỏi nhiều sailầm, nhấtlà rất đơnsơ và chưacó Thiêncan hay Ðịachi như saunày. Bằngchứng là trong thờikỳ phát triển của ChuDịch (1150 - 500 BC) cũng chưa nghenói đến. Phải đến thời "TamQuốc" của KhổngMinh (Giacát Lượng) vào khoảng 200-300 AD thì mớicó văntự rõrệt nóivề các ThiênCan, đồngthời xuấthiện các khoalýsố như KỳMôn ÐộnGiáp, Tháiất Thầntoán, hay LụcNhâm ÐạiÐộn v.v. Hầuhết các sửgia Trungquốc đều côngnhận là chỉ vào thờikỳ của NhàHán, sau mấy trămnăm chiếntranh liênmiên từ thời Ðôngchu Liệtquốc, nền vănminh Trunghoa mới thậtsự khởisắc và đilên trong Thiênniênkỷ đầutiên (0 -1000 AD).
Theo chínhsử ghilại, những nghiêncứu và phátminh của Trunghoa thậtsự đã bắtđầu từ thời Tần thủy Hoàng, khi vị Hoàngđế tàigiỏi nhưng tànbạo này, cóthể độngviên hay chiêudụ được nhiều đạosĩ (coinhư là khoahọcgia theo tiêuchuẩn thờiđó), trongviệc thámhiểm, đi tìmkiếm các kỳhoa dượcthảo để luyệnthuốc trườngsinh bấttử cho ông. Dưới nhậnxét bìnhthường thì chorằng đólà việclàm xaxỉ, hoangtưởng và mêmuội. Nhưng trong lãnhvực nghiêncứu khoahọc ngàynay, Tần Thủy Hoàng rất xứngđáng được coinhư đã cócông sánglập một cơcấu kiểu Hànlâm Viện khoahọc đầutiên cho nhânlọai! Những chiphí trong việc chiêuđãi hay thưởngcông cho các đạosĩ thờiđó, dưới cáinhìn thiếu hiểubiết cholà phungphí, nhưng sovới tỷlệ ngânsách dànhriêng cho khảocứu khoahọc ngàynay thì chẳng có nghĩalý gìcả, dùlà của một nước đang pháttriển! Chính nhờ làmviệc và sốngchung tậpthể vớinhau đó, đã vôtình tạora môitrường tốtđẹp cho những sángkiến mới, thiđua họchỏi, traođổi kiếnthức giữa các đạosĩ với nhàvua, và cóthể đãlà cơsở đónggóp cho nhiều phátminh quantrọng về khoahọc và kỹthuật saunày của Trungquốc. Hoá chất Lưuhuỳnh dùng để làm thuốcsúng, thanđá, thủyngân, chì, namchâm có từtính, cách luyệnthép, bàntính (abacus), v.v. cóthể đã được bắtđầu nghiêncứu hay tìmra trong thờikỳ này. Thídụ về những huyềnthoại phùphép mà KhổngMinh xửdụng, là do những phảnứng đặcbiệt từ các hoáchất độchại như lưuhuỳnh, thuỷngân hay các loài dượcthảo trộnchung vớinhau khi bị đốtcháy. Kếtqủa là làmcho đốiphương bị gâymê, mấttrí hay mạngvong trong những vùng gọi là bátqúai trậnđồ. Nhưng một trong những thànhquả tốtđẹp hơnhết chínhlà bộmôn xem thiênvăn khítượng bắtđầu xuấthiện được nhiềungười biếtđến. Nhờvậy mà khoalịchsố đã được hiệuchỉnh, thayđổi đúnghơn chotới bâygiờ!