Thời của cây đờn kìm đã hết. Từ khi chính thức ra đời từ năm 1937, vai trò của cây ghi ta phím lõm ngày càng lớn mạnh. Đến hôm nay, thì dàn nhạc ca cổ chỉ cần một cây ghi ta phím lõm là đủ. Nhưng, đã có nhiều người kháo với nhau, rồi số phận của nó sẽ giống như cây đờn kìm, khi các tính năng luyến láy của cây organ điện tử đủ sức chơi diễn cảm một bản nhạc cổ. Hơn nữa, cây organ có thể chơi tân nhạc một cách ngon lành. Đó là chuyện của mai sau. Hiện giờ, chúng ta đang nói tới thời kỳ vàng son của cây ghi ta phím lõm.
Dưới đây, là loạt bài giới thiệu về cây ghi ta phím lõm của NS. Huỳnh Khải.
Đáng chú ý trong lớp ca minh họa dưới đây, người cầm cây ghi ta chính là NS. Hoàng Thành. Người được xem là "phát minh" ra dây Mỹ Châu, do khi đờn cho cô này ca thì phát hiện cô này cứ ca ngang ngang (như cua) đành phải bấm bụng "đàn theo" để dớt cổ hehe... đụng chạm thần tượng của bác Độc Tân An tí xíu!
Thì ra dây Sài Gòn, dây Rạch Giá, dây Lai... là các cách lên dây khác nhau của cây đờn ghita. Tác giả đã trình bày sơ lượt qua các dây, hơi ưu ái dây Sài Gòn khi có khá nhiều minh họa, mở đầu vẫn là tiếng đờn một thời của NS. Hoàng Thành, hơn 60 tuổi mà trông ông khá trẻ, và sung sức!
Phần ba này tập trung vô dây Lai, hiện tại dây này đang thống trị do tính đa năng, đàn thoải mái ba hơi cũng như các giọng nam nữ khác nhau, khỏi phải chỉnh lại dây đàn nếu chuyển sang các điệu khác.
Minh họa vẫn là tiếng đàn ghi ta của Hoàng Thành, đặc biệt còn có NS. Văn Môn, một tay đờn có thể nói dữ nhất hiện nay!
Cây đàn ghi ta dần khẳng định vị trí của mình theo thời gian. Từ các sáng tác riêng cho cây ghita, đến sự công nhận của xã hội như ở các cuộc thi hiện nay, người đàn ghita có thể giữ song lang, mà trước đó phải nhường cho "trưởng bối" kìm.
Khá ưu ái, khi tác giả giới thiệu tay đàn trẻ Phú Cường. pp không có cảm tình với tay này, dẫu thấy rất nhiều anh em trên mạng mê tít. Đó là vì có lần nghe tay này lên tiếng chê những đàn anh của mình. Tài quan trọng, nhưng đức quan trọng hơn!
Mở đầu là bản vọng cổ "Lau ảnh vợ người", một sáng tác tâm đắc của tác giả, được trình bày bằng giọng nam thấp, đàn theo dây của chú Cường "phát minh".
Trong guitar phím lõm có 1 loại dây là dây Ngân Giang (dây Bảo Chánh) do NS Văn Còn sáng tác. Không biết PP có tài liệu về nhạc sĩ này không (ông này đã mất từ khoảng đầu năm 2000 rồi nhe). Trên mạng mình đang thấy có mấy video của 1 nhạc sĩ cũng tên Văn Còn, mà hình như không phải người mình cần tìm.
Nhạc sĩ Văn Còn và dây ngân giang
Viết bởi Huỳnh Khải
Thứ sáu, 13 Tháng 5 2011 10:22
Nhạc sỹ Văn Còn, tên thật là Nguyễn Văn Còn, sinh năm 1924 tại làng Tân Ninh, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Thuở nhỏ, Văn Còn đã yêu thích nhạc tài tử, cải lương và bộc lộ năng khiếu về đàn.
Văn Còn là nhạc sỹ của nhiều đoàn cải lương. Thời gian phục vụ tại đoàn Thanh Minh – Thanh Nga là thời kỳ vàng son của nhạc sĩ Văn Còn.
Từ năm 1953, ông tạm nghỉ đờn cải lương, lên Trảng Bom, Long Khánh sống bằng nghề khai thác gổ rừng. Trong những đêm nhớ sân khấu, nhớ người thân, bè bạn, Văn Còn mang cây đờn ghi ta ra độc tấu, và trong quá trình ấy, nhạc sĩ Văn Còn đã sáng tác kiểu dây mới trên đờn ghi ta.
Khi trở lại Sài Gòn, Văn Còn được mời vào đờn cho quán Lệ Liễu ở Thị Nghè. Với hệ thống dây “mới chế”, tiếng đờn guitar của ông đã nhanh chóng chinh phục giới mộ điệu. Văn Còn goi đây là dây Bảo Chánh vì nó ra đời tại sân ga Bảo Chánh, Trảng Bom. Kiểu dây Bảo Chánh được nhạc sĩ Văn Còn đàn lần đầu tiên qua bài vọng cổ Nắm xương tàn do nghệ sỹ Hữu Phước ca. Từ đây, danh tiếng nhạc sỹ Văn Còn càng vang xa hơn.
Từ đó, nhạc sĩ Văn Còn được mời đờn cho nhiều hãng dĩa hát, như: Asia, Hồng Hoa, Hoành Sơn, Việt Nam.
Năm 1926 nhạc sỹ Ba Còn trở về quê, sống đạm bạc ở Dĩ An bằng việc dạy đàn – ca đắp đổi qua ngày. Theo ý kiến của nhạc sỹ Bảy Bá ( tức soạn giả Viễn Châu ), nhạc sỹ Văn Vỹ đã tìm đến nhà nhạc sỹ Văn Còn để đề nghị đổi dây Bảo Chánh thành dây Ngân Giang, vì hệ thống dây nầy khi đờn lên nghe lâng lâng, bay bổng giọng đờn sáng lên “ như những áng mây bàng bạc tựa dãy ngân hà “… cách nhận xét, phân tích nầy đã làm hài lòng ông Ba Còn. Từ đó mới có tên gọi mới là dây Ngân Giang. “Ngân Giang” chớ không phải ngân vang. Vì bất kỳ hệ thống dây nào khi đờn lên cũng chắc chắn ngân và vang.
Nhạc sỹ Văn Còn tâm sự: Tôi không dám nói Văn Vỹ là học trò, nhưng quả thật tôi là người trực tiếp truyền lại cách lấy dây, cách đờn, rồi với thiên tư tài nghệ, chú hai Văn Vỹ đã đàn dây Ngân Giang nghe hay hơn tôi, được vậy mới đáng mừng, vì nghệ thuật mà truyền lại cho những người kế tiếp lại càng sút kém thì đó là biểu hiện của sự mai một, hoặc sự sáng tạo nghệ thuật đó không có giá trị ./.
( Bài viết có tham khảo tài liệu của Pham Ngọc Phú) [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Cái này mình có đọc 1 lần rồi. Anyway, thanks bạn nhé. À, thế có 1 nhạc sĩ khác, cũng tên Văn Còn, trên các video trên Google có nhiều lắm, mà không biết đây là nhạc sĩ nào. Vì mình nghe nói hình như NS Văn Còn với dây Ngân Giang đã qua đời rồi thì phải.
Cái này mình có đọc 1 lần rồi. Anyway, thanks bạn nhé. À, thế có 1 nhạc sĩ khác, cũng tên Văn Còn, trên các video trên Google có nhiều lắm, mà không biết đây là nhạc sĩ nào. Vì mình nghe nói hình như NS Văn Còn với dây Ngân Giang đã qua đời rồi thì phải.
Đúng rồi, nhạc sĩ mất năm 2002 trong cảnh túng cùng, thọ 76 tuổi. Từ tuổi đó, bạn có thể đoán ra các video có phải là nhạc sĩ sáng tác ra dây Ngân Giang hay không, chứ mình thật sự cũng không biết.
Giới nhạc tài tử luôn có những giai thoại thú vị trong sáng tác.
Ngày xưa, có dây đờn kìm Tố Lan ra đời trong cảnh dây đờn bị tuột (chùng dây), sau này thì có dây Ngân Giang cũng trong cảnh cung lỡ dây chùng. Riêng dây Mỹ Châu thì hơi tếu, do ca sĩ ca...lạc giọng!