Ðề: Điểm chết nghệ thuật...
Những ngành nghệ thuật khác mình không để ý, riêng nhiếp ảnh thì mình góp một bài viết trào phúng của đạo diễn Lê Hoàng.
Phỏng vấn 1 anh thợ mỏ
(Lê Thị Liên Hoan)
PV: Thưa anh, về nguyên tắc, tất cả các khoáng sản sau khi khai thác, muốn sử dụng được phải làm thế nào?
Thợ mỏ: Phải qua tinh chế.
PV: Điều ấy đúng với sắt thép, dầu thô… mà không đúng với nhiếp ảnh.
Thợ mỏ: Nhiếp ảnh?
PV: Vâng. Trong nhiếp ảnh Việt Nam, có 1 người mẫu nổi tiếng, 1 bà già dân tộc mà nghệ sỹ nào cũng biết.
Thợ mỏ: Vì sao?
PV: Vì bà ấy đã trên trăm tuổi.
Thợ mỏ: À, 1 cụ già 105 tuổi da mặt nhăn nheo là điều rất bình tghwờng.
PV: Vâng. Nhưng những nét nhăn nheo của bà cụ này rất “đặc trưng”. Theo quan điểm của nhiếp ảnh, hay nói đúng hơn, của các ban giám khảo nhiếp ảnh, là rất đẹp.
Thợ mỏ: Rồi sao?
PV: Rồi các quan điểm ấy nhanh chóng… lan truyền. Thế là các nhiếp ảnh gia trên toàn quôc đổ xô về chụp bà già ấy.
Thợ mỏ: Chụp nhơ thế nào?
PV: Như sáng tác Như Phóng sự. Người sử dụng kính góc rộng, nười dùng ánh sáng nghiêng, người chơi ánh sáng ngược, . Người cầu kỳ hơn, chơi cả chếch cả ngược…
Thợ mỏ: Hết rồi à?
PV: Chưa. Người chụp bà già ấy một mình. Người dắt theo, để bà ngồi cùng với, đứa bé.
Thợ mỏ: Ồ, đứa bé? Nó có tác dụng gì?
PV: Tác dụng… tương phản. Làn da mịn màng của nó làm làn da đồi mồi của bà lão… tăng lên.
Thợ mỏ: Rồi sao?
PV: Rồi thì các nhà nhiếp ảnh phóng ảnh, sau đó mang đi thi.
Thợ mỏ: Thi ở đâu?
PV: Ở đủ mọi cuộc thi mang tên quốc tế
Thợ mỏ: Kết quả?
PV: Kết quả là họ được giải liên miên. Không biết bao nhiêu bức đã được huy chương vàng với chủ đề bà lão ấy.
Thợ mỏ: Chỉ thế thôi sao?
PV: Vâng. Chỉ thế thôi. Dân nhiếp ảnh truyền tai nhau. Lũ lượt mang máy tới bà như đi trẩy hội. Rồi lũ lượt mang… giải thưởng về…
Thợ mỏ: Này, dừng lại. Tôi hỏi nhà báo nhé: Nhiếp ảnh là nghệ thuật, đúng không?
PV: Nhác trông thì không, nếu ra chụp ở… Bờ Hồ. Nhưng xét kỹ ra là đúng thế.
Thợ mỏ: Mà cái quan trọng nhất của nghệ thuật là gì? Là sự sáng tạo.
PV: Vâng.
Thợ mỏ: Nếu tôi đào được viên kim cương, tôi chả là nghệ sỹ gì cả. Tôi vẫn là anh thợ mà thôi. Nhưng nếu tôi mài giũa viên kim cương ấy thì khác.
PV: Đúng vậy.
Thợ mỏ: Cho nên việc chụp ảnh 1 bà cụ già, sau đó đặt những cái tên đầy sáo rỗng như: “Màu thời gian”, “Cuối đời”, “Vết năm tháng” thì có gì là sáng tạo hả?
PV: Theo tôi thì không có gì. Nhưng hình như các ban giám khảo quốc tế nói khác.
Thợ mỏ: Nói xin lỗi, mặc kệ cái thứ quốc tế đó chứ. Có phải cái gì nó nói cũng hay đâu.
PV: Dạ… Dạ.
Thợ mỏ: Nếu thống kê ra, ở Việt Nam, khéo tới cả trăm tấm hình đã được giải thưởng quốc tế với kiểm chủ đề một già, một trẻ hoặc già cô đơn như thế. Nó chả chứng tỏ điều gì, ngoài sự bế tắc, sự xơ cứng của nhiếp ảnh, đấy là theo quan niệm của tôi.
PV: Dân thợ mỏ.
Thợ mỏ: Ừ, tôi chất phác. Tôi nghĩ gì nói nấy (chứ không phải thấy gì chụp nấy). Tôi kinh ngạc khi thấy niếp ảnh vừa mòn, vừa cũ, vừa công thức về chủ đề trong trường hợp này. Tôi cho rằng giữa người mẫu và người chụp, chả biết ai già hơn ai nữa.
PV: Điều chắc chắn là ban giám khảo già hơn.
Thợ mỏ: Đúng. Trong khi từng giờ từng phút cuộc sống đang diễn ra, đang biến chuyển ầm ầm thì hàng chục vị cầm máy xông lên rừng, chen lấn nhau quanh một bà già im lìm bất động.
PV: Vì họ nhìn thấy tính triết lý của vẻ im lìm này.
Thợ mỏ: Tôi thì chỉ thấy tính lười, tính háo danh và tính kém tư duy của họ.
PV: Phải chăng bởi thế mà vừa qua, cụ đã lìa đời?
Thợ mỏ: Cụ đã ra đi trong im lặng, mang theo bên mình cái… mỏ huy chương. Làm cho khối nghệ sỹ nhà ta… bơ vơ trong sáng tác, từ nay không biết tìm chủ đề nào.
PV: Dễ thôi. Họ đang săn lùng một ông hay bà già khác. Và tôi tin rằng trước sau họ cũng tìm ra.
Thợ mỏ: Bởi nếu như không có người già, nghệ thuật kiểu này sẽ không biết giấu đi đâu cái… già của nó.
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
|