Lâu quá không vào trang nhà LQD. Nhân lúc vừa xong hết reports. Định bụng đi uống cafe thì chợt nghĩ lại, cũng sắp đến mùa tuyển sinh DH, thôi bèn lên mạng nói chuyện giáo dục và đào tạo ( 2 mảng) chia xẻ cùng các bạn.
- Hồi SV, bạn bè có giới thiệu cho 1 cô SV sư phạm Văn ở CĐSP LA. Sau khi về quê đi chơi mấy lần, cổ cũng có vẻ thích mình lắm, nên khi mình vào lại SG để học, hàng tuần đều nhận được thư của cô ấy. Đầu tiên thì thấy cũng khoái nên trả lời lại, về sau thấy sai chính tả nhiều quá nên đành thôi. Câu cú luộm thuộm, diễn tả không nên lời, sai ngữ pháp lẫn từ ngữ trong tiếng Việt nghiêm trọng, vậy mà trong thư lúc nào cũng " anh ơi, cái học kỳ vừa rồi em đứng nhứt lớp ". Nghe đâu sau này cô lấy được chồng giàu có nên xinh đẹp vô ngần, năm nào cũng đoạt viên phấn vàng ...( mảng giáo dục)
- Lên đại học, một trường danh giá mà học sinh cũng phải giải được mấy bài hàm số bậc 3 mới đỗ được, giảng viên lại càng đáng yêu hơn. Choáng ngợp trước các học hàm và học vị của họ ( lúc ấu nhi mình vẫn tưởng học hàm là đọc thuộc nhiều bị trẹo quai hàm ). Do yếu tố lịch sử khách quan, phần lớn được đào tạo ở Lômônôxốp, Ki Ép, Buđarétpet, ...các chuyên ngành như vật tư, công nông ngư nghiệp. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ, bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ . Mấy ông tiến sĩ không chịu được, sáng mai vội vã cho gia nô đi in lại name card mới tên gọi " tiến sĩ khoa học", không lẽ lại đồng sàng..Và đất nước mở cửa, họ nô nức ôm từ điển dịch sách tiếng Anh ra thành giáo trình để dạy, dịch ngây ngô không sát nghĩa khiến sinh viên không hiểu bị mắng ngay " các em phải tự học". Các thầy cô trở thành phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp. Các luận văn cử nhân là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, lò xò bìa mạ vàng đẹp mắt. Ra trường, thất nghiệp cả lũ vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép, ăn không nên đọi nói không nên lời, không sáng tạo nổi 1 cái thư xin việc. Mình may mắn tìm được việc làm ngay vì có óc sáng tạo hơn chúng nó ( bật mí là copy 1 cái thư xin việc trên mạng, sửa lại 1 tý và sáng tạo chèn 1 bông hồng ngay vào chỗ Towhom it may concern - do mới học kỹ năng insert trong winword) ( mảng đào tạo)
- Đua đòi cao học và nghiên cứu sinh, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì bèn đi học, 1/3 là sự o ép của gia đình và óc bon chen, còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó. Lớp chia 2 phe ( kiểu phe áo dài/kẹp tóc và phe mày râu trong báo Mực tím hầu xưa). Để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ai có X dùng X, ai có Y dùng Y.., ai không có XY thì dùng Z..... Rồi tất cả đều vinh quy, với các luận án, đề tài khoa học " có thể ứng dụng thực tế" trong thư viện. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện và là hung thần của nhiều sinh viên, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài của chị là " Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005". Tôi hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong đống tri thức sách vở kia, KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm....Kết luận: các buổi bảo vệ luận án đều mang dấu ấn SV 96.
Thôi sắp hết giờ rồi, chuẩn bị đi về. Phải chen lấn với hàng vạn tú tài cử nhân thạc sĩ tiến sĩ trên con đường chật hẹp của Sài thành thôi,,,
Re: Chia xẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Thế bác GL đã sống, lao động và học tập trong môi trường đó như thế nào? Chưa thấy được kinh nghiệm thực tế của bản thân gì hết bác GL ơi!
À có chứ! Cái bông hồng chèn vô này coi bộ hay à nhen!
Ðề: Re: Chia xẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Trích:
Nguyên văn bởi MinhTien
Thanks! Nhưng k hiểu Pác muốn bày tỏ cái gì?
Chưa thấy kinh nghiệm gì hết "trơn" vậy? Tiếp đi Pác GL ơi..........
Hicz hicz hicz,
Thiệt tình mình cũng chẳng biết mình đang muốn bày tỏ cái gì hay diễn nôm ra là "biết chết liền". Chưa bao giờ mình cảm thấy "trơn" như lúc này. Sáng nay vào trang web nhà bác Nhân (MoET) nhìn ảnh chụp các cô cậu học sinh hân hoan cắp sách tới trường, hơi nhớ nhớ quãng thời gian gần 20 năm cắp sách đến trường (12 năm mài đũng quần ở phổ thông, 5 năm mài tiếp ở đại học, vì thấy đít mài chưa mòn nên vừa tốt nghiệp ĐH xong bon chen thi lên MBA mài 3 năm nữa nhưng nửa đường gãy gánh). Hôm bữa thằng bạn thân còn rủ đi với nó nộp đơn mài tiếp ở cấp tiến sĩ. Cứ cái kiểu mài này riết, cái đít của cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nào cũng mỏng tang, mặc quần jean nhìn vô . . . xấu hoắc. Có tài mà không có đít thì mặc đồ rất khó...
Re: Ðề: Re: Chia xẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Trích:
Nguyên văn bởi Green Lotus
Hicz hicz hicz,
Thiệt tình mình cũng chẳng biết mình đang muốn bày tỏ cái gì hay diễn nôm ra là "biết chết liền". Chưa bao giờ mình cảm thấy "trơn" như lúc này. Sáng nay vào trang web nhà bác Nhân (MoET) nhìn ảnh chụp các cô cậu học sinh hân hoan cắp sách tới trường, hơi nhớ nhớ quãng thời gian gần 20 năm cắp sách đến trường (12 năm mài đũng quần ở phổ thông, 5 năm mài tiếp ở đại học, vì thấy đít mài chưa mòn nên vừa tốt nghiệp ĐH xong bon chen thi lên MBA mài 3 năm nữa nhưng nửa đường gãy gánh). Hôm bữa thằng bạn thân còn rủ đi với nó nộp đơn mài tiếp ở cấp tiến sĩ. Cứ cái kiểu mài này riết, cái đít của cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nào cũng mỏng tang, mặc quần jean nhìn vô . . . xấu hoắc. Có tài mà không có đít thì mặc đồ rất khó...
Hicz
Đọc những dòng "chia xẻ" (hay "chia sẻ"???) của Bác GL, mà em đây cảm thấy 1 chút se sắt và ...."nặng ngực" nhưng đến giờ mới viết còm-ment được...
Trộm nghe: người VN có truyền thống hiếu học, cần cù, thông minh,sáng tạo, trọng hiền tài/nhân tài....
Được biết: giáo dục là quốc sách hàng đầu (không chỉ có bây giờ...)
Được chứng kiến: "mờ mờ ảo ảo, hư hư thật thật" cái "giá trị thật" của cái bằng Cử Nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Thạc Sĩ, Tiến sĩ ....vốn dĩ "vô ký" (không thiện - không ác), mà người ta (người sở hữu, người sử dụng...) hết "tâng bốc" lại "chửi rủa"....
Quan điểm (và nhắn nhủ các bạn đồng học & đàn em giàu nhiệt huyết): hãy luôn "giữ lửa" của mình; môi trường, con người, xã hội ...nói chung là "ngoại cảnh" vốn dĩ như vậy, dù muốn hay không thì nước vẫn chảy mây vẫn trôi và "ta" hãy sống hết lòng và cố gắng thực hiện những gì ta mơ ước bằng sự hết lòng và giá trị vốn rất thật của nó....
Bởi lẽ: Cử nhân, Kỹ sư, Bác Sĩ, Thạc Sĩ, Tiến sĩ...em ơi, em có tội gì đâu, mà "tình" em nghiệt ngã bởi vì đâu?!
Ðề: Re: Chia xẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Trích:
Nguyên văn bởi Green Lotus
Hicz hicz hicz,
Cứ cái kiểu mài này riết, cái đít của cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nào cũng mỏng tang, mặc quần jean nhìn vô . . . xấu hoắc. Có tài mà không có đít thì mặc đồ rất khó...
Hicz
Khâm phục, nói rất hay
Mấy em nó còn ngây thơ lúc nào hay lúc nấy, cản chi, tới lớn tự nó thấy thôi.
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Chào bác Green Lotus
Những lời nhận xét của bác rất hay và rất đáng để suy ngẫm. Tuy nhiên theo em thì hình như tầm nhìn của bác còn nhiều hạn chế. Dù sao cũng không trách bác được vì bác không có đủ những trải nghiệm để đánh giá một vấn đề như thế.
__________________
Don't lose your way
With each passing day.....
/)__/)
(='.'=)
(")_(")
Re: Chia xẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Chuyện học hành theo mình thì hổng bao giờ dễ dàng cả. Ngay cả chuyện có đủ thời gian và kiên nhẫn để theo học cũng là một thành công rồi. Bi giờ thấy bạn này bạn kia có bằng này, bằng kia (dù chưa biết để làm gì...) mình cũng đã phục sát đất rùi... (hehe, cũng tranh thủ tám chút, hehehe)
Ðề: Chia xẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân
Chuyện đi học không phải chuyện đùa!!!
Mình có anh bạn cũng khá nổi tiếng trong trường LQD , vì tinh thần hiếu học và học giỏi. Bạn ấy vừa đã tốt nghiệp cao học... kinh nghiệm làm việc đủ sức giải quyết nhu cầu công tác... nhưng bạn ấy vẫn muốn đi học...
Vì luôn cảm giác mình học chưa đủ... chưa đủ đề làm tốt hơn nữa... chưa đủ để không phạm sai lầm nữa...
Như vậy ngoài 2/3 số người đi học vì thất nghiệp và thích bon chen... thì vẫn còn đó 1/3 thích học để nâng cao trình độ.
Thôi thì 1/3 thì cũng có ích rồi... vì trong 2/3 kia một nữa lại thất nghiệp và 1/2 sẽ làm lãnh đạo... Do đó nếu anh muốn giúp ích cho đời thì anh hãy đi học thật sự - đi thi thật sự. Hãy cố gắng chen chân với những anh giả hiệu kia. Một anh tiến sĩ giỏi thì chắc chắn là tốt hơn 1 anh kỹ sư giỏi rồi...
Đừng sợ mài thủng đít... nobi học chung với nhiều anh chị bs giỏi... sở trường của họ là mài thủng đít... có một điều nobi nhận thấy rằng những ai có khả năng mài thủng đít đều là người có năng lực làm việc chuyên môn rất tốt.
Nếu muốn đi tu mà sợ nhiều thầy tu giả hiệu quá thì sao thành chánh quả được. Phải không so...???