Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của trái đất, trái đất quanh mặt trời. Khoảng cách giữa trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hầu như không thay đổi. Thế mà có lúc ta thấy mặt trời hoặc mặt trăng to như cái nia, còn lúc khác lại chỉ bé như quả bưởi. Tại sao vậy?
Lý do là trong những điều kiện nhất định, mắt của con người nhìn mọi vật dễ sinh ảo giác. Chúng ta hãy xét hai ví dụ:
Hình 1.
1) Khi ta để một vật vào giữa các vật khác nhỏ hơn, ta sẽ thấy nó to hơn bình thường. Ngược lại nếu để nó giữa các vật khác to hơn, ta lại thấy nó như nhỏ lại. Hình1: Vòng tròn nhỏ ở giữa bên phải nhìn có vẻ lớn hơn ở bên trái, mặc dù chúng to như nhau.
Hình 2.
(2) Hiện tượng ảo giác quang học, hay còn gọi là tác dụng thấu quang. Hình 2: Hình tròn màu trắng nhìn có vẻ to hơn hình tròn màu đen, mặc dù chúng bằng nhau. Kết hợp hai ví dụ trên, chúng ta có thể giải thích hiện tượng thay đổi độ lớn của mặt trời và mặt trăng như sau:
Khi mặt trời và mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có một góc khoảng không. Gần đó lại là núi đồi, cây cối, nhà cửa hoặc các vật khác. Mắt chúng ta tự nhiên sẽ so sánh mặt trời hoặc mặt trăng với các vật kể trên, vì vậy ta có cảm giác chúng như to hẳn ra. Nhưng khi lên tới đỉnh đầu, bầu trời bao la không có vật gì khác, chúng ta thấy chúng nhỏ hẳn lại.
Mặt khác, khi mặt trời hoặc mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, bốn phía đều mờ tối khiến ta có cảm giác chúng sáng hơn (như ví dụ 2, vòng tròn trắng giữa nền đen). Khi đó, mắt ta sẽ thấy chúng to hơn.
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Re: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Cho hỏi trong "sách" thiệt hả?
Bác cho thêm thông tin về quyển sách
Theo một số lý thuyết "cổ điên" thì do hiện tượng ánh sáng bị khúc xạ, hình ảnh mặt trời xuyên qua lớp không khí bị biến dạng (đúng hơn là to hơn). Thời điểm chiều, cũng như sáng sớm, không khí ẩm thấp, rất có thể hơi nước tích tụ nhiều. Do đó, lý thuyết cổ điển này có vẻ hợp lý hơn.
Còn cách giải thích mới này có vẻ kỳ quặc quá. Trăng 16 to đùng như cái nia, không thể nó to vì ảnh hưởng bởi những yếu tố hậu cảnh được.
Phản biện: không thể giải thích được khi trăng 16 và trăng 14. Rõ ràng trăng 16 rất to, tròn như cái nia; còn trăng 14 thì cũng tròn, nhưng nhỏ chỉ cỡ trái ...bưởi thôi. Tác giả dùng những từ ngữ dễ gây ...đau tim quá!
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 24-07-2009 lúc 03:51 PM.
Ðề: Re: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong
Cho hỏi trong "sách" thiệt hả?
Bác cho thêm thông tin về quyển sách
Theo một số lý thuyết "cổ điên" thì do hiện tượng ánh sáng bị khúc xạ, hình ảnh mặt trời xuyên qua lớp không khí bị biến dạng (đúng hơn là to hơn). Thời điểm chiều, cũng như sáng sớm, không khí ẩm thấp, rất có thể hơi nước tích tụ nhiều. Do đó, lý thuyết cổ điển này có vẻ hợp lý hơn.
Còn cách giải thích mới này có vẻ kỳ quặc quá. Trăng 16 to đùng như cái nia, không thể nó to vì ảnh hưởng bởi những yếu tố hậu cảnh được.
Phản biện: không thể giải thích được khi trăng 16 và trăng 14. Rõ ràng trăng 16 rất to, tròn như cái nia; còn trăng 14 thì cũng tròn, nhưng nhỏ chỉ cỡ trái ...bưởi thôi. Tác giả dùng những từ ngữ dễ gây ...đau tim quá!
tại sao khi bị khúc xạ lại to hơn nhỉ, nhỏ hơn không được à? nếu ánh sáng từ chân không đi vào môi trường chiết quang hơn thì nó bị khúc xạ làm cho ảnh của nó đi xa hơn chứ? thành ra nhìn thấy phải nhỏ hơn chứ.
Thật ra khi mặt trời hay mặt trăng mới mọc thì khoảng cách của nó tới chổ người nhìn phải xa hơn khi nó mọc lên tới đỉnh chứ (khôn tin thì vẽ ra giấy đi), vậy thì theo lý thuyết nó phải nhỏ hơn, nhưng nó vẫn to, câu hỏi đặt ra là bạn nhìn thấy nó to hơn khi bắt đầu mọc là ở đâu?? thành phố, đồi núi, biển hay trên không gian?
Thật ra câu giải thích thu nhat la khi moi mo no co su so sanh voi cc vat the khac lam quy chieu nen co ve to hon , den khi no moc len co mot minh no giua khoang khong thi no co ve nhohon, do la do ao giac ma thoi
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Ðề: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Há há! Hồi trước có ông tiến sỹ vật lý trả lời trên báo Tuổi trẻ chủ nhật cũng gần gần giống như trong "sách" đó, cho rằng cái này là ảo giác... ổng còn ví dụ giống như ta nhìn cái thùng nước trước mặt to hơn cái thùng nước để trên nóc nhà! Bó tay con gà quay! Giải thích theo bác PP cũng là cách suy nghĩ của TheDeath!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Ðề: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Thực ra, cái mà anh pp nói và sách nói đều đúng cả. Có điều, nguyên nhân chính là như anh pp nói. Còn cái sách nói chỉ là yếu tố phụ thôi. Sensory science có đề cập đến hiện tượng như sách đã nói.
Còn cái ông TS gì đó, chắc TS giấy rồi.
Chắc phải lập 1 chuyên mục giống như quán mắc cỡ của báo Tuổi trẻ cười để bắt mấy con sâu kia quá.
Ðề: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Trích:
Nguyên văn bởi Lai Quoc Dat
Thực ra, cái mà anh pp nói và sách nói đều đúng cả. Có điều, nguyên nhân chính là như anh pp nói. Còn cái sách nói chỉ là yếu tố phụ thôi. Sensory science có đề cập đến hiện tượng như sách đã nói.
Còn cái ông TS gì đó, chắc TS giấy rồi.
Chắc phải lập 1 chuyên mục giống như quán mắc cỡ của báo Tuổi trẻ cười để bắt mấy con sâu kia quá.
Quán mắc cỡ của báo Tuổi trẻ cười cũng nhảm bà cố luôn, có người hỏi cô Tú rằng tại sao trong bóng đá không gọi là "đá luân phiên" mà gọi là "đá luân lưu", cô Tú trả lời là lòng vòng một hồi rồi nói.... gọi là "đá phạt đền" cho chắc ăn! Há há! Quán mắc cỡ trả lời thế cũng mắc cỡ bỏ xừ ra!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Ðề: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Chắc tại bữa đó, cô Tú quên mắc cỡ ấy mà. hihi. Lần 1 thì cho cái thẻ vàng, lần hai tặng cho quả phạt đền, lần 3 đuổi ra sân, nhiều lần thì cấm thi đấu luôn. Cho nên, giờ mình cứ canh me cô Tú để thổi phạt. Hihi.
Re: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Trong vật lý cũng có phép qui đổi tương đương. Bác cứ tưởng tượng cả một vùng không gian là một thấu kính khổng lồ. Như vậy sẽ hiểu ngay khái niệm phóng đại. Nghĩ tới khúc xạ sẽ rối rắm.
Ðề: Re: Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong
Trong vật lý cũng có phép qui đổi tương đương. Bác cứ tưởng tượng cả một vùng không gian là một thấu kính khổng lồ. Như vậy sẽ hiểu ngay khái niệm phóng đại. Nghĩ tới khúc xạ sẽ rối rắm.
nếu nói đó là thấu kính thì nó là thấu kính phân kỳ chứ vì ánh sáng qua nó bị tán xạ ra mà, vậy thì ảnh của nó phải nhỏ hơn ảnh thật chứ, khi hơi nước càng nhiều, chiết quang càng cao, tán sắc càng mạnh thì ảnh càng nhỏ hơn chứ. Nếu nói riêng về vấn đề nhìn thấy hình ảnh mặt trăng hay mặt trời lúc mới mọc to hơn thì tôi không đồng ý giả thuyết ánh sáng khúc xạ qua thấu kính
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.