Mở topic này để cạnh tranh với bác SVYN!
Lần rồi, ngày họp mặt thấy các bác ca hát tưng bừng, PP quyết chí lên ...internet tìm thầy dạy ca. Sau khi lượn lờ ở vnhoathinhdon.net, cailuongvietnam.com, PP lụm được một bí kíp ở [Đăng nhập để xem liên kết. ] do các ...dược sĩ chế tác ra! ặc ặc...
ACE em nào muốn tìm hiểu thì chỉ cần theo cái link ở vphausa.org là đủ. Dưới đây PP sẽ ghi lại hành trình gian khổ của mình. Hát hay dở là do chất giọng tự nhiên của mỗi con người, nhưng hát đúng thì ít ra ....đi karaoke đỡ vất vả hơn!
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
Vọng cổ chỉ có 6 câu. Mỗi tuần học 1 câu thì một tháng rưỡi là xong. Nhiều người nói, tui khoái ca lắm nhưng mà ca hổng được. Có gì đâu, hổng biết thì học.
Thời buổi giờ, chắc học vọng cổ 32 nhịp cho phổ biến nhe bà con. Nói 32 nhịp vì lịch sử của nó, từ buổi sơ khai 2 nhịp (bài Vọng Cổ Hoài Lang của bác Cao Văn Lầu), tiến triển thành 4 nhịp, 8 nhịp, 16 nhịp, 32 nhịp, rồi 64 nhịp.
Ai có biết sơ qua tân nhạc thì có thể hiểu một nhịp vọng cổ tương đương với một khuông nhạc. Một khuông nhạc có 4 phách. Như vậy một nhịp vọng cổ tương đương với 4 phách (nhịp nhỏ hơn). Một câu vọng cổ có 32 nhịp như vậy.
Ai không biết cả tân nhạc lý thì có thể tưởng tượng như vầy. Khi nghe ai ca vọng cổ cứ lấy cái chân nhịp nhịp theo giọng hát, thấy nhấn vô chỗ nào thì đích thị đó là một nhịp. Trung bình khoảng 3-4 chữ thì "mổ" một nhịp!
Coi như biết nhịp là gì rồi hén. Vào nghe câu 1 thử:
Lời ca:
(Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
Ta thấy gì, thấy 16 nhịp đầu của câu 1 khuyết, nhường chỗ cho lối nói, ngâm thơ, tân nhạc.... Vô Vọng Cổ một hơi thì rớt ngay nhịp 16, tương ứng với nốt Hò.
Hò là gì? Không phải nhậu vô rồi đi hò, nó là một nốt trong âm nhạc tài tử, cùng với Hò là Xự Xang Xê Cống. Cũng giống như Đồ Rê Mi ... thôi. Biết vậy được rồi nhé. Tìm hiểu thêm ...xỉu ráng chịu! Cứ ca theo sư phụ ở trên đi! (hình như nghe đờn không mướt lắm thì phải!)
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
thay đổi nội dung bởi: Phan Phuong, 27-08-2008 lúc 01:43 PM.
Rồi sao nữa... PP dạo này lăng xê mình dữ quá. Ráng tập hát đi mai mốt dành ca với. Nhớ hôm bửa nghe Phước 92 với Vinh 95 ca mắc cười quá. Thầy đờn chạy theo chắc cũng té khói...
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Từ từ chứ bác SVYN, em đang tập ca câu 1. Mang câu 1 ra luyện cho thấm trước! hì hì ... Có kinh nghiệm gì với câu 1 thì bác "tư vấn" thêm. Chỉ câu 1 thôi nhen!
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
Khi nghe vọng cổ và hát bạn nên chú ý đến tiếng Cốc Cốc. Nó gọi là tiếng gõ Song Lang. Có nhiệm vụ giữ nhịp chung, giống như trống vậy!
Đối với Vọng Cổ 32 nhịp mà mình đang học thì nó gõ hai cái, vào nhịp 24 và 32.
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê