Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Văn Thơ ::.. > Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm

Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

this thread has 6 replies and has been viewed 31627 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 13-05-2008, 12:01 PM   #1
Hồ sơ
vodanh
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 515
Tiền: 25
Thanks: 11
Thanked 296 Times in 84 Posts
vodanh is an unknown quantity at this point
Default Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

Vì đã có 1 bài viết nói về các tuyệt kỹ võ thuật, trận pháp ....trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung rồi nên vodanh tui chỉ ghi lại và luận bàn thêm 1 chút về các thế võ này :
Trích:
Võ công trong tiểu thuyết Kim Dung :

CÁC BỘ TỔNG HỢP:

Cửu Âm chân kinh
Quỳ Hoa bảo điển
Cà Sa Phục Ma công
Thiên Giám thần công
Hoá Công đại pháp
Hấp Tinh đại pháp
Long Tượng Ban Nhược công
Vô Vọng thần chú
Thần Chiếu công


CÁC LOẠI THẦN CÔNG:

Cửu Dương chân kinh
Dịch Cân kinh
Càn Khôn Đại Nã Di
Tử Hà bí lục
Tiểu Vô Tướng công
Bắc Minh thần công
Phá Nạp công
Kim Cương Bất Hoại Thể thần công
Viêm Viêm công
La Hán Phục Ma thần công
Hàn Ngọc chân khí
Hạc Lệ Cửu Tiên thần công
Hỗn nguyên công
Cáp Mô Công
Tiên Thiên thần công


CÁC LOẠI KIẾM PHÁP:

Độc Cô cửu kiếm
Tịch Tà kiếm pháp
Miêu gia kiếm pháp
Toàn Chân kiếm pháp
Lục mạch thần kiếm
Tuyết Sơn kiếm pháp
Tùng Phong kiếm pháp

Hoa Sơn kiếm pháp: Minh Minh kiếm pháp, Ngọc Nữ kiếm thập cửu thức, Thục Nữ kiếm pháp, Nhất Tự Tuệ kiếm, Cuồng Phong Khoái kiếm

Bát Mặc Phi Ma kiếm
Thất Huyền Vô Hình kiếm
Nhất Tự Điện kiếm

Hành Sơn kiếm pháp: Hồi Phong Lạc Nhạn kiếm, Thiên Trụ kiếm pháp, Ngũ Đại thần kiếm, Thạch Lẫm kiếm pháp, Vân Vụ Ảo kiếm

Hằng Sơn kiếm pháp
Thái Sơn kiếm pháp
Tung Sơn kiếm pháp
Ngọc Tiêu kiếm pháp
Thần Môn thập tam kiếm
Thái Cực kiếm pháp
Côn Luân kiếm pháp
Nga Mi kiếm pháp
Mộc gia kiếm pháp
Lưỡng Nghi kiếm pháp
Liên Thành kiếm pháp
Ngọc Nữ kiếm pháp
Viên lao Sơn tam thập lục kiếm
Chính Lưỡng Nghi kiếm pháp
Bát Tiên kiếm pháp
Thất Huyền Vô Hình kiếm


CÁC LOẠI CHƯỞNG PHÁP:

Thiên Thủ Như Lai chưởng
Giáng Long thập bát chưởng
Tiêu dao Du chưởng pháp
Lạc anh thần kiếm chưởng
Bát Nhã chưởng
Thiên Sơn Lục Dương Chưởng
Vi Đà chưởng pháp
Hàn Ý miên chưởng
Tồi Thâm chưởng
Yếu Phạn Tróc Xà chưởng
Ám Nhiên Tiêu Hồn chưởng
Tứ Tượng chưởng pháp
Tam Hoả Tụ Đỉnh chưởng
Ngũ Hành Lục Hợp chưởng
Thiết chưởng


CÁC CÔNG PHU ĐIỂM HUYỆT VÀ CHỈ PHÁP:

Nhất Dương chỉ
Lan Hoa phất huyệt thủ
Kim Cương chỉ
Đa La Diệp chỉ
Vô Tướng Đoạt chỉ
Niêm Hoa chỉ
Nhất chỉ thiền
Hắc Phong chỉ


CÁC LOẠI BỘ PHÁP:

Lăng Ba Vi bộ
Bích Hổ Du Tường
Thần Hành Bách Biến
Thê Vân Túng


CÁC LOẠI QUYỀN PHÁP:

Thất Thương quyền
Mộc gia quyền
Linh Xà quyền
Thâu Kê Mô Cẩu quyền
Thái Tổ trường quyền
La Hán quyền
Không Minh quyền
Phục Hổ quyền
Yến Thanh quyền
Bắc quyền tứ gia (Đàm, Tra, Hoa, Hồng)


CÁC LOẠI TRẢO PHÁP:

Long trảo thủ
Cửu Âm Bạc Cốt trảo
Ngưng Huyết thần trảo
Ưng trảo công


CÁC LOẠI CƯỚC PHÁP:

Tảo Diệp Thoái pháp
Liên Hoa thoái pháp


CÁC LOẠI VÕ CÔNG KHÁC:

Đại Từ Đại Bi Thiên Diệp Thủ
Hạc Xà Sinh Tử Bác
Bách Biến Thiên Ảo Hành Sơn Vân Vụ thập tam thức
Song Thủ Hỗ Bác
Phục Ma trượng pháp
Kim Long tiên pháp
Bích Hải Triều Sinh khúc
Phân Cân Thác Cốt thủ
Phản Lưỡng Nghi đao pháp
Sư Tử Hống
Hồ gia đao pháp
Dương gia thương
Diệu thủ không không
Lục Hợp tiên pháp


CÁC LOẠI TRẬN PHÁP:

La Hán trận
Thất Tinh Bắc Đẩu trận
Chân Võ Thất Tiết trận
Kiên Bích trận
Trong đó phần lớn là các chiêu thức của " Ngũ Tuyệt " Võ Lâm Ngũ Bá sáng lập ra .

Đông Tà - Tây Đôc - Nam Đế - Bắc Cái - Chu Thần Thông.
vodanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-05-2008, 12:26 PM   #2
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

Các bộ tổng hợp do người khác viết chứ không phải bác Tra!
Chu Thần Thông >> Trung Thần Thông chỉ Vương Trùng Dương
Chưởng pháp thì thiếu Huyền minh thần chưởng của Hạt Bút Ông và Lộc Trượng Khách, Bích Ba Chưởng của Đào Hoa Đảo
Thần công thì thiếu Đàn chỉ thần công của Đào Hoa Đảo.
Kiếm pháp thì thiếu Việt nữ kiếm+ Hồng Hoa Kiếm.
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-05-2008, 12:28 PM   #3
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

Đọc qua vài bộ truyện của Kim Dung, thấy cách miêu tả võ công từa tựa nhau. Mở đầu là vài tên nhải nhép với mấy chiêu lèn quèn. Sau đó xuất hiện những cao thủ võ công hơn gấp bội. Cuối cùng, một anh hào cái thế võ công trác tuyệt, tung một chưởng thôi cũng làm đám "cao thủ" kia xương tàn cốt lụi.
Tóm lại ông làm cho người đọc ngạc nhiên với võ công đỉnh cao dựa vào những nhân vật tầm tầm trước đó.
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-05-2008, 05:33 PM   #4
Hồ sơ
vodanh
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 515
Tiền: 25
Thanks: 11
Thanked 296 Times in 84 Posts
vodanh is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

myhanh nói không sai và vodanh nói cũng đúng là vì Võ Lâm Ngũ Bá lúc bấy giờ được xem là cái thế võ thuật trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, có nghĩa là chức danh Võ Lâm Ngũ Bá tùy theo từng thời điểm của Hoa Sơn Luận Kiếm

Hoa Sơn Luận Kiếm lần 1 : xảy ra trước khi chuyện Anh Hùng Xạ Điêu bắt đầu.

Ngũ Bá gồm :


Trích:
Đông Tà Hoàng Dược Sư
Đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, thường hành sự theo ý mình, coi thường thiên hạ. Ông có 6 đệ tử tài năng, nổi tiếng với hai môn tuyệt kỹ Lạc Anh thần kiếm chưởng và Ngọc Tiêu kiếm pháp.

Tây Độc Âu Dương Phong
Chủ nhân núi Bạch Đà ở Tây Vực, độc ác, xấu xa, tham lam, xảo quyệt. Y nổi danh với tuyệt kỹ Cáp Mô công và khả năng pha chế ra những loại độc dược chết người, không ai giải nổi.

Bắc Cái Hồng Thất Công
Bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tham ăn tham rượu nhưng hào hiệp, trượng nghĩa. Võ công của ông rất cao. Hồng Thất Công thường sử dụng Hàng Long thập bát chưởng và Đả Cẩu bổng pháp.

Nam Đế Đoàn Trí Hưng
Hoàng đế nước Đại Lý ở phương Nam. Gia tộc của ông nhiều đời luyện võ. Ông nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất Dương Chỉ.

Trung Thần Thông Vương Trùng Dương
Giáo chủ Toàn Chân giáo, vốn là một lãnh tụ chống Kim, sau thất bại quay về núi Chung Nam lập ra môn phái. Ông có bảy đệ tử rất giỏi giang được giang hồ gọi là Toàn Chân thất tử. Môn võ công đắc ý của ông là Tiên Thiên Công.
Vương Trùng Dương được coi là người mạnh nhất, nên ông được giữ Cửu Âm chân kinh.
Đây là giai đoạn mà myhanh đã nhắc đến

Hoa Sơn Luận Kiếm lần 2 : xảy ra vào cuối giai đoạn Anh Hùng Xạ Điêu

lần này chỉ còn Hồng Thất Công , Hoàng Dược Sư , Âu Dương Phong, Quách Tĩnh và Chu Bá Thông có nói đến nhưng không tham dự nhưng nói về võ công thì Chu bá Thông được xem là thiên hạ đệ nhất Hoa Sơn Luận Kiếm lần này.

Hoa Sơn Luận Kiếm lần 3 : diễn ra vào cuối tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ

Thiên Hạ Đệ Nhất Ngũ Tuyệt gồm có:

Trích:
Đông Tà Hoàng Dược Sư

Tây Cuồng Dương Quá
Cao thủ trẻ tuổi có biệt danh là Thần Điêu đại hiệp. Chàng võ công rất cao, tu tập từ nhiều môn phái. Môn võ công nổi tiếng nhất của chàng là Ảm Nhiên Tiêu Hồn chưởng.

Bắc Hiệp Quách Tĩnh
Đại hiệp trấn giữ thành Tương Dương, là một vị anh hùng đương thời. Môn võ công nổi tiếng nhất của Quách Tĩnh là Hàng Long Thập Bát chưởng.

Nam Tăng Nhất Đăng Đại Sư
Chính là Nam Đế Đoàn Trí Hưng khi xưa, giờ đã đi tu.

Trung Ngoan Đồng Chu Bá Thông
Sư đệ của Trung Thần Thông Vương Trùng Dương, tính nết như trẻ con, hay nghịch ngợm, chơi đùa, say mê võ học. Võ công nổi tiếng nhất của ông là Không Minh quyền và thuật Song thủ hỗ bác là loại võ đánh đối thủ cả 2 tay như là 2 người vậy.
Và đó cũng là lần Luận Kiếm cuối cùng và không còn thấy cuộc bầu chọn nào trong tiểu thuyết của Kim Dung nữa.
vodanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-05-2008, 05:37 PM   #5
Hồ sơ
vodanh
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 515
Tiền: 25
Thanks: 11
Thanked 296 Times in 84 Posts
vodanh is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

riêng Quyền Minh Thần Chưởng mà myhanh nói là Quyền Cước được sáng lập bởi Quyền Minh Nhị Lão ( theo phò Triệu Mẫn , sau này Triệu Mẫn thương yêu Trương Vô Kỵ ) Nếu cả 2 Quyền Minh Nhị Lão cùng hợp sức lại thì ngay cả Càn Khôn Đại Nã Di cũng khó lòng mà thắng nổi. Có điều là Quyền Minh Nhị Lão có điểm yếu là 1 người mê sắc, người còn lại mê rượu chè nên khó thành công trong việc lớn được.
vodanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-11-2008, 11:04 PM   #6
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

VÕ CÔNG TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG

Các nhân vật trong tác phẩm của Kim Dung hợp lại thành một giới - giới võ lâm – và đương nhiên, sinh hoạt của họ là sự thể hiện võ công để giết người, mưu đồ địa vị quyền lực; võ công để cứu người, trừ gian diệt bạo, biểu dương cái lẽ công bằng ở đời. Nói đến những nhân vật của Kim Dung, không thể không nói đến võ công.

Một cách khái quát, Kim Dung đã đặt vào cho những nhân vật của mình những loại hình võ công (hay công phu, kungfu) mà họ cần phải có. Các loại hình võ công bao gồm chưởng pháp (phép đánh bằng tay), quyền pháp (phép đánh bằng nắm tay), chỉ pháp (phép đánh bằng ngón tay), cầm nã thủ pháp (phép đánh bằng câu, bắt, móc, giật) trảo pháp (phép chụp bằng ngón tay), cước pháp (phép đá), bộ pháp (phép di chuyển), khinh công (phép đi nhanh). Nếu các nhân vật của ông chuyên sử dụng vũ khí thì mỗi loại vũ khí được kết hợp với một pháp để hình thành võ công riêng cho họ (đao pháp, thương pháp, kiếm pháp, trượng pháp, côn pháp... Đối với một số nhân vật đặc biệt, Kim Dung đã tạo ra cho họ những thứ võ công đặc biệt: thần công Sư tử hống (tiếng rống của sư tử) của Tạ Tốn (Ỷ thiên Đồ long ký), Hấp tinh đại pháp (phép hút kình lực và công lực kẻ khác làm công lực và kình lực của mình) của Nhậm Ngã Hành (Tiếu ngạo giang hồ), Nhiếp hồn đại pháp (phép thôi miên) của Đinh Xuân Thu (Thiên Long bát bộ)...

Kim Dung tạo ra cho nhân vật của mình những hoàn cảnh, những tình huống để họ thủ đắc võ công. Có những nhân vật không chịu học võ, suốt ngày chỉ lo học sách thành hiền, học kinh Phật như vương tử Đại Lý Đoàn Dự hay như nhà sư trẻ Hư Trúc cùng bị đẩy đưa vào hoàn cảnh phải học võ công để tự cứu mình và cứu người, trở thành bậc thượng thừa. Có kẻ say mê võ công, đi tìm suốt đời mà chẳng thấy. Con đường mà Kim Dung dẫn dắt những nhân vật trung tâm của mình đến với các thứ võ công không khỏi khiến cho người đọc cười thầm.

Nhân vật của Kim Dung thể hiện võ công qua kình lực. Đứng trên quan điểm triết học Trung Hoa, ông chia kình lực ra làm hai loại: dương cương và âm nhu. Dương cương là loại kình lực mãnh liệt, khi xuất chiêu phát ra tiếng động. Âm nhu là kình lực mềm mại, khi xuất chiêu không phát ra tiếng động. Hai loại kình lực đó loại nào cũng có thể giết người, làm tan bia vỡ đá! Ông lấy Nhu chế Cương, lấy Cương chế Nhu. Kẻ thắng cuộc là kẻ có công lực cao hơn. Căn cứ vào võ học Trung Hoa, Kim Dung để cho các nhân vật của mình thi triển võ công theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. trong cách đánh trực tiếp; chưởng, trảo, chỉ, quyền... phải đụng đến người địch thủ. trong cách đánh gián tiếp; chưởng, trảo, chỉ, quyền... không đụng đến người địch thủ, Kim Dung gọi đó là cách không. Cách không điểm huyệt chỉ pháp của Kiều Phong, Lục mạch thần kiếm của Đoàn Dự, Thất thương quyền của Tạ Tốn... đều có cái khả năng cách không này. Đặc biệt Kim Dung có đề cập đến Cách sơn đả ngưu thần công (thần công đánh con trâu cách trái núi). Trong Thiên Long bát bộ, ông đã để cho quốc sư nước Thổ Phồn dùng Tiểu Tu ni chưởng đánh vào đỉnh đồng bên này, đủnh đồng không phát ra tiếng động và vẫn lành lặn nhưng phía bên kia lại lủng. Cách diễn tả như vậy nghe hơi phi khoa học nhưng lại làm thoả mãn trí tưởng tượng vốn phong phú của con người.

Kim Dung đặt tên cho các loại võ công rất độc đáo và riêng trong khía cạnh này, ông cũng đã tự chứng mình được trình độ viết tiểu thuyết của mình. Một là – võ công thường gắn liều với nguồn gốc xuất thân. Thí dụ các nhà sư xuất thân từ phái Thiếu Lâm thì phài biết sử La Hán quyền, Niêm hoa chỉ, Thiếu Lâm trường quyền, Di Đà chưởng, Giáng ma trượng... Ai xuất thân từ đạo gia Võ Đang thì có Thái cực quyền, Võ Đang miên chưởng. Hư Trúc học được võ công của phái Thiên Sơn thì võ công đó được gọi là Thiên Sơn lục dương chưởng, Thiên Sơn lục dương chỉ, Thiên Sơn chiết mai thủ... Hai là – tên của võ công thường gắn liền với những chiêu thức, đòn thế của môn võ công ấy. trong tinh thần này, người đọc tìm thấy Hàng long thập bát chưởng (18 chưởng hạ rồng), Liên hoàn thập tam cước (13 thế đá liền nhau), Độc Cô cửu kiếm (9 thế kiếm của Độc Cô Cầu Bại). Ba là – tên của môn võ công thường gắn liền với sinh hoạt, đặc điểm của động vật. Trong tinh thần này, ta thường gặp trong tác phẩm của Kim Dung những Xà quyền (rắn), Đại Thánh quyền (khỉ), Áp hình công (vịt), Hàm mô công (ếch), Ưng trảo công (chim ưng), Kê trảo công (gà). Ngay cả đến con rồng - một động vật trong linh thoại cổ Trung Hoa – cũng có công phu: Long trảo công. Bốn là – tên của võ công gắn liền với tính chất, hậu quả khi sử dụng võ công đó. Trong tinh thần này, ta thường gặp Tam tiếu tiêu dao tán (thuốc bột làm người ta cười 3 lần trước khi chết), Thất thương quyền (loại quyền pháp muốn luyện được phải bị 7 thứ nội thương trong phủ tạng), Hoá thi phấn (loại thuốc bột làm tan xác chết ra nước)...

Kim Dung có một bề dày kiến thức về y học cổ Trung Hoa. Một cố nhân vật của ông trường vừa giỏi võ công, vừa tinh thâm y thuật, phối hợp y thuật với võ công hoặc để cứu người, hoặc để chế ngự người. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta bắt gặp nhân vật Sát nhân danh y bình Nhứt Chỉ, cứu người chỉ cần một ngón tay và giết người cũng chỉ cần một ngón tay. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, ta gặp Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và sau đó là Trương Vô Kỵ, giỏi về chữa thương, phục hồi kỳ kinh bát mạch. Thuốc độc và phóng độc cũng là một loại võ công. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta gặp Lam Phượng Hoàng, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Trong Phi hồ ngoại truyện, ta gặp Độc thủ dược vương chuyên đánh thuốc độc.

Cũng theo Kim Dung, âm nhạc cũng là một dạng võ công có thể chế ngự địch thủ. Một số nhân vật của ông như Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký), Cầm điên Khang Quảng Lăng (Thiên Long bát bộ), Nhậm Doanh Doanh và Lưu Chính Phong (Tiếu ngạo giang hồ)... đã dùng tiếng đàn, tiếng sáo, hoặc để chữa thương, hoặc để khắc chế địch thủ. Đoạn cảm động nhất là đoạn Doanh Doanh đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu thần kinh cho Lệnh Hồ Xung khi chàng trai này bị trọng thương.

Viết về võ công nên kiến thức võ học của Kim Dung rất uyên bác. Ông Yên Thị Đồ Cẩu Khách trên tờ Tân Họa báo cho biết rằng Kim Dung thường tham khảo ý kiến của các võ sư về đòn thế, về cách xuất chiêu, nhả kình lực của từng thế võ. Ông dung hợp võ công với y học Trung Hoa, tạo cho người đọc sự thú vị tuyệt vời, điều mà những tác giả truyện võ hiệp khác chưa làm được. Đặc biệt, khi viết về những võ công của các bang hội, giáo phái khác ngoài lãnh thổ Trung Quốc, kiến thức võ học của ông đã được thực hiện rất tinh tường. Đại thi hào Ba Tư Omar Khayan đã ghi nhận võ công Bái hỏa giáo (Minh giáo) Ba Tư được ghi lại trên 8 tấm thẻ Thánh hỏa lệnh và tâm pháp thì được ghi lại trên những tấm da dê. Kim Dung nghiên cứu đoạn kinh mở đầu của Bái hỏa giáo Ba Tư, đã dung hợp ý kiến của Omar Khayan để xây dựng nên những đoạn mô tả về sinh hoạt của Minh giáo Trung Hoa (Ỷ thiên Đồ long ký).

Một điều cần chú ý là Kim Dung không lạm dụng khuynh hướng đa sát trong tiểu thuyết võ hiệp, điều mà ta thường gặp trong các loại phim cao bồi Viễn Tây (Mỹ) và phim chưởng Hongkong cũng như ở một số tiểu thuyết gia khác viết truyện võ hiệp. Trong 12 bộ tiểu thuyết, Kim Dung có mô tả 2 trận đa sát: một là đoạn Kiều Phong bị quần hùng Trung Nguyên vây hãm ở Tụ hiền trang (Thiên Long bát bộ), hai là đoạn phái Tung Sơn bịt mặt giả làm người của Ma giáo vây hãm phái Hằng Sơn ở Long Tuyền (Tiếu ngạo giang hồ). Chữ Nhân của đạo Khổng đã được ông tôn trọng một cách hết sức nghiêm túc đúng như quan niệm của Khổng Tử: “Nhân giả nhân dã” (Đạo nhân là đạo của con người vây). Đọc văn của ông, người ta chỉ thấy cái thiện chế ngự cái ác, cái chính nghĩa thắng cái gian tà và tinh thần nhân đạo được đề cao triệt để. Những nhân vật bình thường nhất cũng biết tha thứ cho kẻ thù, cũng nói được “Oán thù nên giải chứ không nên kết” hoặc “Hồi đầu thị ngạn” (Quay đầu là bờ)... Và họ đã tha thứ cho nhau. Những nhân vật ma đầu, đầy mình tội lỗi như Đinh Xuân Thu, Du Thản Chi, Lâm Bình Chi, Thạch Trung Ngọc,... cuối cùng rồi cũng chỉ bị phế võ công, đưa cho những người nhân hậu quản chế để khỏi đi gieo rắc cái ác. Không có ai bị giết, bị hành hạ, bị trả thù đau đớn.

Tất cả nỗ lực của Kim Dung nhằm mình họa một nguyên tắc lớn: chữ Võ không bằng chữ Hiệp. Các nhân vật chính phái của ông hành hiệp cứu đời, xả thân vì cuộc sống, cứu vớt kẻ trầm luân, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ hòa bình hạnh phúc cho trăm họ. Họ không mưu cầu lợi danh, địa vị cho riêng mình. Đoạn tiêu biểu nhất cho cái Hiệp trong tác phẩm Kim Dung là đoạn Trương Vô Kỵ, giáo chủ Minh giáo, chỉ huy các lực lượng kháng Nguyên, bị một thuộc tướng của mình là Chu Nguyên Chương đánh thuốc mê và bắt giam. Chu Nguyên Chương có tham vọng lên ngôi thống lãnh. Trương Vô Kỵ có thể giết Chu Nguyên Chương chỉ với một ngón tay, nhưng đã không làm điều đó. Anh đã lặng lẽ bỏ ra đi để được suốt đời ngồi vẽ lông mày cho người yêu là Triệu Minh. Chu Nguyên Chương kháng chiến chống quân Nguyên thành công lên ngôi cửu ngũ, mở ra nhà Minh, truyền được 263 năm (1380-1643).

Cái mà người ta tìm được trong tác phẩm Kim Dung chính là lòng nhân ái. Lòng nhân ái đó đặt trên cơ sở của tư tưởng Khồng giáo, Phật giáo, Đạo giáo phương Đông. Trong khi các nhân vật của ông sử dụng võ công để đánh nhau, họ vẫn tôn trọng lòng nhân ái mà “hạ thủ lưu tình” (xuống tay nhưng vẫn giữ được tình người). Hai kẻ thù đánh nhau, đến khi chia tay vẫn có thể nói được lời từ biệt: “Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây, còn ngày gặp gỡ.” Chiêu thức nào có tên gọi độc ác quá, được đổi tên ngay: Thế Lưỡng bại câu thương (đôi bên cùng chết) của phái Võ Đang được đổi tên thành Thiên địa đồng thọ (đất trời cùng tồn tại) và được khuyến khích không đem ra sử dụng. Võ công làm nên tiểu thuyết võ hiệp nhưng không quyết định nội dung tiểu thuyết võ hiệp. Cái quyết định chính là chữ Hiệp, đứng sau chữ Võ.

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-11-2008, 12:53 PM   #7
Hồ sơ
nhayhiphophatcailuong
Senior Member
 
nhayhiphophatcailuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2007
Số bài viết: 220
Tiền: 25
Thanks: 35
Thanked 49 Times in 43 Posts
nhayhiphophatcailuong is on a distinguished road
Default Ðề: Võ Thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

NHHHCL thích nhất là tuyệt chiêu kiếm pháp của Đoàn công tử, tiếc là bị thất truyền. Nếu như ngoài đời có thiệt, NHHHCL xin nguyện một lòng tầm sư học đạo, mất bi nhiêu năm hạ sơn cũng không màng: chỉ mong học được tuyệt chiêu_vận công đẩy rượu ra đầu ngón tay khi quá chén với anh em, chứ không phải bằng con đường nào khác...
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
nhayhiphophatcailuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Rối loạn giấc ngủ peanux Chia sẻ kinh nghiệm 0 11-03-2008 08:45 AM
Ufo VÀ SỰ SỐng NgoÀi TrÁi ĐẤt LeGiang Thiên văn học 0 25-05-2007 11:13 AM
Tình yêu trong truyện Kim Dung trongbangpham Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 0 01-01-1970 07:00 AM
Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung nhìn qua lăng kính tr trongbangpham Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 0 01-01-1970 07:00 AM
Kim Dung với cõi sắc sắc không không trongbangpham Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 1 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:29 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps