View Single Post
Old 22-08-2006, 11:07 AM   #4
Hồ sơ
TruongGiang
Member
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 84
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 6 Times in 4 Posts
TruongGiang is an unknown quantity at this point
Default

Luật sư hội nhập:
Mất khách vì không đủ khả năng...

· Kém ngoại ngữ, thiếu kiến thức chuyên môn: mất khách hàng
· Văn phòng xập xệ, giao tiếp không chuyên nghiệp khó hút khách

Mất khách vì bất đồng ngôn ngữ
Mới đây, trong một lần trò chuyện với luật sư T. (Đoàn Luật sư TP.HCM) về việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho các việt kiều, người nước ngoài, vị luật sư này "thật thà" cho người viết biết đã có lần ông từ chối những hợp đồng dạng này. Ông kể, đầu năm, có một Việt kiều Mỹ nhờ ông đứng ra lo vụ phân chia tài sản thừa kế. Tuy nhiên, anh này lại nói tiếng Việt không rành nên nói mười tiếng thì hết chín tiếng anh ta dùng tiếng Mỹ. Trong suốt cuộc nói chuyện ông chỉ có thể hiểu được ý tứ của khách hàng qua người bạn Việt Nam đi cùng với anh ta (người này là người quen của ông giới thiệu vị khách hàng Việt kiều này cho ông). Vụ tranh chấp đơn giản nhưng thấy ngôn ngữ có "khoảng cách", sợ sau này không thể trao đổi được với nhau nên ông không nhận lời. Sau đó, ông đành giới thiệu vị khách hàng này sang một văn phòng khác có luật sư thạo tiếng Anh... Ông tiếc rẻ, giá như ông biết ngoại ngữ hay có sẵn phiên dịch thì đã không phải "bỏ rơi khách hàng"...
Qua tìm hiểu chúng tôi biết rất nhiều văn phòng luật sư hiện nay không dám tiếp khách hàng nước ngoài vì trong văn phòng không có ai biết tiếng Anh hoặc biết thì cũng chỉ có thể "nói bằng tay" nhiều hơn... Do vậy, công việc tập trung chủ yếu vẫn là khách hàng trong nước. Gặp khách hàng nước ngoài thì họ đành phải "sorry"... Và cũng không ít văn phòng từ khi thành lập được chín mười năm nay cũng không thấy bóng anh Tây nào vào hỏi thăm. Có luật sư nói đùa, chắc họ biết mình không biết tiếng Anh nên họ cũng không "làm phiền"...
Có một lần, có vị luật sư nhờ người viết tìm cho ông một cử nhân Luật có chuyên môn khá và nói tiếng Anh tốt, đặc biệt là nói tốt về chuyên ngành luật để có thể giúp ông trao đổi với khách hàng nước ngoài. Ông than thở, kiếm một cử nhân Luật khá chuyên môn đã khó, giờ đây phải kiếm một cử nhân Luật nói được cả tiếng Anh thì càng khó. Ông tìm hoài nhưng không ra... Việc ông nhờ, người viết cũng chưa thực hiện được vì không tìm ra ứng cử viên nào.

Không rành chuyên môn...
Cũng mất khách như luật sư T., luật sư PP. ở tỉnh Bình Phước đành phải từ chối khác hàng vì không rành luật chuyên ngành. Cách đây hơn một tháng, văn phòng luật sư này tiếp khách hàng là giám đốc một doanh nghiệp nước ngoài. Ông này đề nghị văn phòng tư vấn cho ông về các vấn đề liên quan đến thuế. Theo ông giám đốc, văn phòng phải tư vấn về việc nộp thuế, quyết toán thuế... làm sao cho doanh nghiệp có lợi nhất. Luật sư P. cho biết, những vấn đề liên quan đến thuế thì văn phòng ông thiếu hẳn chuyên gia. Bản thân ông chỉ chuyên làm về hình sự nên không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng... Luật sư P. “ngậm ngùi”: mất đi một hợp đồng dài hơi và mất đi một cơ hội làm ăn với đối tác nước ngoài...
Luật sư Nguyễn Đình (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương) nêu lên một thực trạng đáng buồn, hầu hết các khách hàng là doanh nghiệp lớn (cả trong nước và nước ngoài) ít khi ký hợp đồng tư vấn luật với văn phòng luật sư ở tỉnh. Các doanh nghiệp có nhu cầu đều đổ về TP. HCM để thuê luật sư. Một điều dể hiểu là nơi đây có nhiều luật sư giỏi, am hiểu luật chuyên ngành hơn luật sư ở tỉnh.
Điều này cũng được một luật sư có tiếng ở TP.HCM nhìn nhận. Theo hiểu biết của ông, những khách hàng nước ngoài muốn tư vấn về luật chuyên ngành như hàng hải, ngân hàng, thuế... chỉ có thể đến với vài ba văn phòng ở TP.HCM. Bởi ngoài các văn phòng này ra, những văn phòng còn lại chưa đủ sức làm vì thiếu chuyên gia luật chuyên ngành...
Theo Bộ Tư Pháp, các luật sư hiện nay chủ yếu hành nghề trong hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Các lĩnh vực khác như hành chính, lao động, kinh tế... tỷ lệ luật sư tham gia rất thấp. Theo số liệu thống kê của 49/62 Đoàn Luật sư thì từ năm 2001 đến 2005, các luật sư tham gia gần 50 ngàn vụ về hình sự, dân sự. Trong đó chỉ có trên 800 vụ về kinh tế, trên 300 vụ về lao động, trên 500 vụ về hành chính. Một cán bộ Bộ Tư pháp nhận xét, mặc dù tính chuyên môn hóa của luật sư có nâng lên, song đa số các luật sư vẫn chưa thực sự hành nghề theo hướng chuyên sâu. Phần lớn vẫn làm theo vụ việc mà khách hàng yêu cầu. Cách làm này có thể khiến luật sư có việc làm nhưng lại không có điều kiện cho họ rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực nhất định. Từ đó dẫn đến sự dàn trãi và chất lượng hành nghề không cao.

Làm ăn kiểu... “nông dân”
Mới đây, ông Lê Hồng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư Pháp) cũng đã cho rằng, khi hội nhập các luật sư ta phải có cách làm việc chuyên nghiệp. Ông ví, cách làm việc ấy giống như cấp bậc của khách sạn một sao, hai sao, ba sao... Càng nhiều sao thì tính chuyên nghiệp càng cao, càng thu hút được khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài. Tính chuyên nghiệp thể hiện ở chổ bài trí văn phòng, cách đón tiếp, giao tiếp kháng hàng, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu...
Đòi hỏi của ông Sơn không phải là không có lý. Bởi thực tế hiện nay, không thiếu văn phòng luật sư không có máy tính, máy fax, bàn nghế tạm bợ... Có lần, người viết đến Văn phòng luật sư N. ở quận 12 (TP.HCM). Nói là văn phòng nhưng đó chỉ là một góc của một kiốt trong đó đủ thứ “hằm bà lằn”: một tủ bày bán hồ sơ tìm việc làm, kế bên có tủ bán thuốc lá. Bộ bàn tiếp khách trong văn phòng thì chỉ có hai cái ghế gỗ, một chiếc ghế nhựa. Nhìn xa văn phòng không khách gì một hàng tạp hóa...
Một luật sư cho biết, các văn phòng luật sư ở tỉnh thiếu thốn đã đành nhưng để trang bị hiện đại như máy tính kết nối Internet, máy fax, photocopy, tủ sách... thì nhiều văn phòng luật ở TP.HCM cũng chưa thể. Có luật sư thuê được một chổ mặt tiền nho nhỏ là mừng rồi chứ đòi hỏi cao hơn thì... để sau hãy tính! Vị luật sư này cũng thừa nhận, đừng nói cách làm của các văn phòng luật sư ở tỉnh chưa chuyên nghiệp, nhiều văn phòng ở TP.HCM cũng làm ăn theo kiểu chụp giật đấy chứ! Với cách làm việc này, thì các luật sư chỉ có cách “gà què ăn quẩn cối xay” chứ không thể “ra biển được”.

Tre già, măng chưa mọc?

Theo Bộ Tư Pháp, đến nay, cả nước có gần bốn ngàn luật sư và luật sư tập sự. Tuy nhiên, số lượng này lại phân bố không đồng đều. Tập trung chủ yếu là ở Hà Nội (trên một ngàn luật sư), TP.HCM (trên một ngàn 1.200 luật sư). Ở các tỉnh thì vài chục, vài trăm. Thậm chí như ở Điện Biên, Lai Châu không đủ ba luật sư để thành lập Đoàn.
Việc phân bố không đều ảnh hưởng đến đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của người dân. Nhất là ở vùng sâu, vùng xa, người dân không có luật sư để được trợ giúp...
Về chất lượng luật sư, Bộ cũng cho rằng, chất lượng luật sư vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Trong số hơn hai ngàn luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề thì phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Về điều này một thẩm phán TAND TP.HCM cho biết, trong một phiên tòa về kinh tế mà ông là chủ tọa mới đây, luật sư M đại diện cho một công ty đã có một số sai lầm ngớ ngẩn như phát âm sai tên công ty (vì tên nước ngoài), nói sai về lĩnh vực kinh doanh của công ty (có lẽ nghiên cứu chưa kỹ)... khiến chủ tọa phải nhắc nhở, thân chủ cũng tỏ ra khó chịu...
Bộ cũng cho biết, việc luật sư kém về kỹ năng là do trước đây không có cơ sở đào tạo. Hiện nay việc đào tạo luật sư cũng chỉ mới bắt đầu.
Theo luật sư Đình, việc đào tạo ra một luật sư giỏi chuyên môn, có trình dộ ngoại ngữ... không phải ngày một ngày hai. Thực tế hiện nay, lớp luật sư “già” đang chiếm số đông. Đào tạo họ để đáp ứng các yêu cầu về ngoại ngữ, nắm vững luật chuyên ngành dường như vượt ra ngoài tầm tay. Còn lớp trẻ thì hiện chỉ mới bắt đầu. Việc chờ đợi lớp này thay thế đàn anh, đáp ứng được nhu cầu hội nhập có lẽ chỉ khoảng vào mười năm nữa...

TruongGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn