View Single Post
Old 02-10-2009, 01:14 PM   #18
Hồ sơ
Lai Quoc Dat
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Số bài viết: 1,437
Tiền: 0
Thanks: 150
Thanked 598 Times in 388 Posts
Lai Quoc Dat is on a distinguished road
Default Ðề: VFF chỉ thị không được gọi cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển quốc gia

Nếu nói riêng bóng đá, thì không ít nền bóng đá bị tác động bởi chính vấn đề cạnh tranh. Hãy xem cách người Anh đang đau khổ vì cầu thủ nước ngoài (may mà chưa có cái vụ nhập tịch). Nước VN ko hề nhập tịch cho họ chỉ vì họ đá bóng giỏi. Nếu dung từ đội tuyển mang tên Việt Nam, tôi đồng ý với anh nhk, còn nếu đã là đội tuyển Việt Nam, thì cần cân nhắc kỹ. Còn nếu đã công bằng thì công bằng hết, chứ cũng sẽ ko có cái giới hạn 3 hay 4 cầu thủ. Còn cái vô hình ở đây chính là cái giá trị tinh thần và văn hóa của 1 dân tộc. Sự tự hào dân tộc càng cao thì giá trị này càng lớn. Còn quuyền lợi cơ bản của người nhập tịch là quyền của công dân, chứ ko phải quyền lợi cơ bản của cầu thủ.

@TD: nếu đã nói đến kì thị chủng tộc thì bác hãy hãy định nghĩa cho đúng. Cái triết lý cạnh tranh tự nhiên là đúng nhưng có 1 điều bác cũgn cần biết: nói thì dễ nhưng làm thì khó. Giả sử cạnh tranh sòng phẳng mà chẳng may cái dân tộc VN này yếu hơn và bị đào thải hẳn thì sao? Sự phát triển chỉ đến nếu cạnh tranh giữa các yếu tố đó có khả năng cạnh tranh (đang đề cập đến 1 khái niệm là cạnh tranh lành mạnh thôi đó). Con người có lý trí nên sự cạnh tranh của con người là cạnh tranh có chủ ý sao cho sự cạnh tranh đó vừa đủ để mình tồn tại và phát triển. Con người vừa là tự nhiên, vừa khác tự nhiên ở chỗ đó. Mà trong xã hội thiếu gì sự cạnh tranh khi mà độ chênh lệch quá lớn thường dẫn đến sự thôn tính. Người ta cũng chọn đối thủ cạnh tranh kia mà.

Tôi cũng muốn khẳng định 1 lần nữa: tôi ko hề phản đối chuyện nhập tịch và được sư giúp đỡ từ nguồn nhân lực đó cho sự phát triển của đất nước, tôi cũng chẳng nghĩ rằng mình kỳ thị chủng tộc (theo đúng định nghĩa của nó). Nhưng cá nhân tôi có cái ko thích và thích. Đất nước đang hội nhập và phát triển. Nhưng điều đó cần được thực hiện 1 cách nghiêm túc và cẩn thận. Hòa nhập và hòa tan dễ lẫn lộn với nhau. Cái gì xấu thì mở cữa là cơ hội để hoàn thiện. Cái gì tốt thì mở cửa để phát huy. Đừng để mở cửa mà cái xấu chưa khắc phục được mà cái tốt cũng mất theo.

Và có ai hình dung 1 tình huống, 2 người cùng năng lực, cùng nghề nghiệp, cùng muốn nhập tịch VN, nói chung, giống nhau hết trừ việc họ thuộc 2 dân tộc khác nhau, một người đến từ 1 đất nước thân thiên với VN, và 1 người đến từ đất nước ko thận thiện, thậm chí là mâu thuẫn, vậy giải quyết như thế nào ko? Và 2 cái chính phủ của 2 người kia sẽ nhìn VN như thế nào ko? Chính sách nhập tịch và sử dụng người nhập tịch không dễ dàng. Tùy thuộc vào thực trạng phát triển của nước đó, nền văn hóa, đối tượng nhập tịch và cả tình hình thế giới nữa... mà chính sách sẽ xây dựng trên nền tảng đó.

Nước Mỹ sẽ rất khó, hoặc có thể là ko nhập tịch 1 người Apghanistan. Mà người ta muốn nhập tịch Mỹ vì quyền lợi hay vì yêu nước Mỹ và con người Mỹ...
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Lai Quoc Dat is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn