View Single Post
Old 18-12-2006, 08:25 PM   #2
Hồ sơ
HienTrang94C
Moderators
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 184
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 149 Times in 50 Posts
HienTrang94C is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Gửi các bạn ,

Mình nghĩ là bài viết này cung cấp khá đủ những thông tin mà bạn Solidity đang tìm

http://www.svduhoc.com/forum/index.php?showtopic=20433

Mình xin trích lại những phần quan trọng để các bạn dễ theo dõi.

Thân.

Trong nhiều câu hỏi mà các sinh viên trẻ đang theo học dưới mái trường Đại Học thắc mắc là nếu muốn đi du học sau khi tốt nghiệp Đại Học thì mình phải chuẩn bị những gì? Bài viết này mong sẽ giải đáp được một phần những thắc mắc đó. Và hi vọng sẽ giúp cho sinh viên có thể chuẩn bị các yêu cầu trước khi quá trể. Khi nói đến Graduate School thì bao hàm trong đó cả chương trình MS và PhD. Trong phạm vi bài viết, mình sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ có một bài nói về điểm khác biệt giữa MS và PhD sau.

Mình cần apply khi nào?

Một trong những điểm đầu tiên mà sinh viên cần nắm là thời điểm để nộp đơn apply. Có khá nhiều sinh viên bị động trong chuyện này và kết quả là bị gián đoạn một năm không đáng có. Tùy theo khoá học bạn apply mà sẽ có thời gian kết thúc nhận hồ sơ khác nhau. Phần lớn các chương trình sau đại học xét duyệt sinh viên vào một mùa duy nhất là mùa Fall (tức là nhập học vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 ở Mỹ hay la cuối tháng 9 đầu tháng 10 ở Châu Âu). Một số trường cũng chấp nhận hồ sơ cho mùa Spring nhưng mà mình khuyên bạn không nên apply mùa này vì các trợ cấp tài chính đều đã được cấp cho các sinh viên apply cho mùa Fall.

Để được nhận vào học vào mùa Fall (tháng 9) của năm X thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ và apply vào tầm tháng 11 của năm X-1. Hay nói cách khác là ví dụ nếu bạn kết thúc Đại Học vào tháng 6-9/2007 thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ vào tháng 11 năm 2006 và hạn chót để nộp hồ sơ thường là 15/12/2006 hay một số trường có thể đến 15/1/2007. Có nghĩa là bạn phải apply trước khi hoàn thành khoá học, có như thế bạn mới không mất một năm giữa Đại Học và sau Đại Học. Rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam thắc mắc là chưa có bằng tốt nghiệp có được apply, câu trả lời là có và điều này chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Và phần lớn sinh viên ở Mỹ đều làm thế. Vì bạn sẽ được nhận vào nhưng để hoàn thành thủ tục nhập học sau này thì bạn phải chứng minh là bạn đã hoàn thành Đại Học trước khi vào học sau Đại Học

Cần phải chuẩn bị những gì?

Quá trình chuẩn bị cho apply Graduate School là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài. Tôi gặp rất nhiều người đợi đến khi tốt nghiệp rồi mới lao vào chuẩn bị cho việc apply. Vậy thì tại sao mình không tìm hiểu những gì mình phải hoàn thành và từ đó có thể thu xếp để hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể. Mình xin liệt kê ra ở đây những điều cần phải có trong bộ hồ sơ của bạn.

a) Bảng điểm:

Điều này là hiển nhiên vì qua đấy bạn chứng minh sức học của bạn. Và đây sẽ là trung bình điểm của bạn. Biết được điều này sẽ giúp cho các bạn tránh lơ là trong những năm đầu của đại học. Rất nhiều bạn đến nhưng năm cuối mới chợt “bừng tĩnh” nhưng đôi khi là quá muộn vì bảng điểm là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài.

b) Kinh nghiệm làm nghiên cứu (dành cho PhD nhiều hơn là MS)

Toàn bộ hồ sơ của bạn cũng để bạn thuyết phục người xét duyệt hồ sơ là bạn có khả năng làm nghiên cứu. Vậy thì đâu có cách nào trực tiếp hơn bằng cách tham gia làm nghiên cứu và cho họ xem kết quả làm nghiên cứu của bạn. Và một lần nữa, bạn phải có sự chuẩn bị trước vì để có một kết quả nghiên cúư không phải là một sớm một chiều. Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp mới thấy sự quan trọng của điều này trong việc apply nhưng mà khi bạn đã ra trường thì cơ hội và cả nguồn thời gian đều không ủng hộ bạn.

c) Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

Vâng tưởng chưng như khá đơn giản chỉ cần tìm một thầy nào đó và đưa form và nhận lại thư giới thiệu nhưng mà nếu bạn không gây được ấn tượng mạnh mới thầy cô thì bạn khó có thể có một lá thư giới thiệu tốt vì chỉ khi thầy cô hiểu về con người bạn, khả năng của bạn thì họ mới viết đúng và tốt cho bạn được chú không phải là một lá thư chung chung. Thử nghĩ nếu hội đồng tuyển sinh đọc thư giói thiệu mà thư nào cũng nói chung chung như “em này học trong lớp điểm cao nhất, thông minh lắm và chắc là sẽ học tốt” .. những cái thư như thế được hội đồng xếp vào dạng “Do well in school” nhưng mà PhD thì người ta lại cần những yếu tố khác. Điều này sẽ được làm rõ trong những bài tới.

d) Bài luận (Statement of Purpose)

Nhiều bạn vẫn than phiền là không biết viết gì trong cái bài luận này, để tránh điều này thì các bạn nên chuẩn bị trước về nó. Mình phải có nhưng gì đó nổi bật và mình cảm thấy tự hào về chính bản thẩn mình thì mới thuyết phục được người khác, còn khi chính bạn thân mình thấy mình không hơn các ứng cử viên khác thì cũng thật khó để mà làm cho người khác tin là bạn xứng đáng hơn các ứng cử viên khác. Bài luận chẳng qua là người ta muốn cho bạn tự “Marketing” về chính bản thân bạn. Muốn “marketing” hay và thuýết phục thì trước hết bạn phải có một sản phẩm tốt. Hãy nghĩ về điều đó và cố chứng minh điều đó bằng các hoạt động khác trong quá trình học. Đó là tại sao ngoài điểm số người ta lại còn bắt viết bài luân.

e) Các loại test:

-
TOEFL: Nếu bạn tốt nghiệp Đại học ở một nước mà ngôn ngữ chính không phải tiếng Anh thì bạn phải thi ki thi này. Tiếng Anh là một quá trình tích luỹ và không thể học nhanh đựơc. Bạn nên thu xếp để vượt qua kì thi này. Không quá sớm như là trứơc thời gian bạn nhập học 2 năm (tháng 9 năm X-2) vì nó không còn giá trị khi bạn apply và cũng không nên quá muộn như ngay truớc khi hết hạn nộp đơn vì như thế bạn không còn cơ hội để thi lại nâng cao điểm nếu mức điểm của bạn không đạt yêu cầu.

- Các loại test chuyên ngành: Nếu bạn apply đi học ở Mỹ thì tuỳ theo chuyên ngành mà bạn phải nộp kết quả của các kì test trong hồ sơ của bạn. Mình xin liệt kê dươdi đây những loại test bạn có thể gặp và bạn cũng nên xem qua website ngành bạn dịnh theo học để biết là nó yêu cầu bạn test nào. Nếu bạn nghiên về nghiên cứu thì bạn phải lấy test GRE, nếu bạn học về Business và quản lý như MBA thì bạn phải có GMAT. Nếu bạn học Y thì bạn phải có MCAT, nếu bạn học về nha thì bạn phải có DAT và nếu bạn học về luật thì phải có LSAT.

Phần đầu tiên không thể thiếu trong bộ hồ sơ của bạn là điểm trung bình ở bậc Đại Học. Do hệ thống tính điểm ở Mỹ khác với hệ thống tính điểm ở VN: một bên thì theo thang điểm 4 và một bên theo thang điểm 10, vấn đề chuyển đổi điểm thế nào để cho công bằng đối với sinh viên cũng được khá nhiều sinh viên thắc mắc. Trong khuôn khổ của topic hôm nay mình sẽ đưa ra nhưng thang điểm khác nhau mà sinh viên cũng có thể dùng và những phương pháp để giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn điểm số của mình

Thang điểm ở Mỹ:
Ở Mỹ dùng theo thang điểm A, B, C .. và GPA được tính bằng cách chuyển ABC .. sang thang điểm 4 như ở dưới:

A+ (4.0)

A (4.0)

A– (3.7) (excellent)

B+ (3.3)

B (3.0)

B– (2.7) (above average)

C+ (2.3)

C (2.0)

C– (1.7) (average)

D+ (1.3)

D (1.0)

D– (0.7) (poor)

F (0) (failure)

Khi chấm điểm trong lớp thì các giáo viên thường cho theo thang điểm 100% tức là bạn đúng được bao nhiêu phần trăm thì đó cũng chính là điểm của bạn. Và đến cuối kì thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: điểm số trung bình trong lớp mà thầy giáo quyết định cách chuyển đổi sang A hay B hay C và điều này thay đổi theo trường thậm chí là theo khoa. Dưới đây là một ví dụ cho cách chuyển đổi đó:

85% - 100%: A

80% - 85% : A-
75% - 80% : B+

65% - 75% : B
55% - 65% : C+
50% - 55% : C

Thang điểm ở VN:

Vì VN theo thang điểm 10 nên nhiều người nghĩ là chỉ cần lấy (Điểm VN / 10) * 4 = GPA nhưng rõ ràng đây là cách tính điểm không hợp lý và gây ra rất nhiều thiệt thòi cho sinh viên Việt Nam. Trong một lớp học ở Mỹ thì có chừng 5% được A nhưng trong một lớp học ở VN thì bao nhiêu người được thầy giáo cho 9-10. Có nhưng lớp học mà điểm số cao nhất là 8 như vậy những người giỏi nhất lớp đó chẳng lẽ chỉ có được GPA=8/10*4 = 3.2 một GPA mà ở Mỹ coi là trên mức trung bình một chút. Và sẽ là bất lợi cho sinh viên Việt Nam khi được so sánh với các sinh viên Mỹ.

Chính vì lẽ đó có nhiều thang điểm đã được đưa ra để cho phù hợp với hoàn cảnh VN. Trong số những thang điểm đó, mình nhận thấy thang điểm do VEF đề nghị là hợp lý nhất và về một phương diện nào đó nó phản ánh đúng sức học của sinh viên.

4 Scale---------10 Scale
3.20 - 3.24<------->7
3.25 - 3.29<------->7.2
3.30 - 3.34<------->7.4
3.35 - 3.39<------->7.6
3.40 - 3.44<------->7.8
3.50 - 3.54<------->8
3.55 - 3.59<------->8.2
3.60 - 3.64<------->8.4
3.65 - 3.69<------->8.6
3.70 - 3.74<------->8.8
3.75 - 3.79<------->9
3.80 - 3.84<------->9.2
3.85 - 3.89<------->9.5
3.90 - 3.94<------->9.75
3.95 - 4.00<------->10

Làm sao trường hiểu rõ điểm số của bạn:

a) Thông qua bộ hồ sơ:

Một số trường sẽ bắt bạn phải thông qua các hệ thống đánh giá quốc tế để thực hiện việc chuyển đổi diểm sang hệ thống điểm của Mỹ nhưng phần lớn các trường là không. Và các dich vụ chuyển điểm là tính tiền chú không có free do đó nếu các bạn tránh được trường nào thì hay trường đó.

Một số trường ở VN, khi bạn nhờ phòng quan hệ quốc tế chuyển bảng điểm của bạn qua tiếng Anh thì có thể đã bao gồm cách chuyển đổi điểm. Trong trường hợp như vậy thì bạn phải tính GPA theo cách chuyển đổi mà trường bạn đã quy định. Còn nếu trường bạn không có quy định thang chuyển đổi thì bạn nên kèm theo sự giải thích về việc chuyển đổi thang điểm của bạn với hồ sơ.

b) Thông qua sự đánh giá của các giáo sư:

Ở Mỹ người ta quan trong kết quả tương đối hơn là tuyệt đối. Do đó việc bạn được vào TOP bao nhiêu % quan trọng hơn việc bạn được bao nhiêu điểm. Điều này cũng tránh đựoc việc lạm phát điểm số. Hai trường khác nhau nhưng ở một trương chỉ với 7.8 là TOP 5% nhưng trường khác thì 8.5 chỉ mới TOP 10%.

Để nêu rõ được bạn thuộc TOP nào thì bạn có thể nhờ các giáo sư thêm một nhận xét nhỏ trong là thư giới thiệu là bạn thuộc TOP nào trong lớp. Như thế sẽ giúp hộ đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về điểm số của bạn.

C) GPA bao nhiêu là đủ:

Thường thì các trường sẽ yêu cầu bạn phải có GPA>3.0 hay tương đương với B. Tuy nhiên đây là mức thấp nhất chứ không đồng nghĩa là trên mức này bạn sẽ được nhận vào. Tuy nhiên trong việc apply vào PhD program thì có nhiều yếu tố khác quyết định việc bạn có được nhận hay không như: kinh nghiệm làm nghiên cứu và các công trình khoa học .. do đó nếu trường hay khoa của bạn cho điểm khó nên GPA của bạn thấp thì cũng đừng quá lo lắng.
__________________
Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)

thay đổi nội dung bởi: HienTrang94C, 19-12-2006 lúc 02:18 AM.
HienTrang94C is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn